Nhận thức của người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài Nhà nước ở Hà Nội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bài viết tập trung phân tích nhận thức của người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngoài nhà nước ở Hà Nội về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Nội dung phân tích được tiến hành trong tương quan so sánh theo độ tuổi, giới tính và số năm làm việc của 260 NLĐ làm việc trong các DNNVV ngoài nhà nước thuộc quận Hà Đông và Nam Từ Liêm. Kết quả phân tích cho thấy, 85% NLĐ bày tỏ sự hài lòng của bản thân việc tham gia BHXH bắt buộc và tỷ lệ ủng hộ cách thức xác định mức đóng BH...

Từ khóa: bảo hiểm xã hội, bắt buộc, người lao động, doanh nghiệp vừa và nhỏ

Summary

The article focuses on analyzing the awareness of employees in non-state small and medium enterprises (SMEs) in Hanoi about mandatory social insurance. The analysis was done based on a comparison of age, gender and number of years of work of 260 employees working in non-state SMEs in Ha Dong and Nam Tu Liem districts. The analysis results show that 85% of employees expressed their satisfaction with participating in compulsory social insurance and the percentage supported the method of determining social insurance contributions based on the basic salary, or based on the minimum living standard in the country are approximately the same (44.6% and 49.2%).

Keywords: social insurance, compulsory, workers, small and medium enterprises

GIỚI THIỆU

BHXH là trụ cột quan trọng hệ thống an sinh xã hội, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách BHXH đã khẳng định mục tiêu lâu dài là “cải cách chính sách BHXH để BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân” và xác định lộ trình, các biện pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH từ nay đến năm 2030 (Ban Chấp hành Trung ương, 2018). Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ bao phủ BHXH tại Việt Nam hiện đang ở mức thấp, tính đến thời điểm tháng 02/2023, số người tham gia BHXH là 17,5 triệu người, đạt 38,08% lực lượng lao động trong độ tuổi (Sơn Nguyễn, 2023). Theo BHXH TP. Hà Nội, tính đến hết tháng 7/2023, số người tham gia BHXH bắt buộc lên tới 1,98 triệu người, chiếm 42,1% lực lượng lao động trong độ tuổi (Hà Anh, 2023). Như vậy, có thể thấy lực lượng lao động trong độ tuổi chưa tham gia đóng BHXH bắt buộc còn rất lớn. Trong khi đó, hiện tượng DNNVV ngoài nhà nước sẵn sàng tìm các biện pháp “lách luật, lách chính sách” để giảm số NLĐ đóng BHXH; hiện tượng NLĐ “bỏ cuộc giữa chừng” không đóng BHXH và rút bảo hiểm 1 lần đang diễn ra ở mức độ phổ biến cao. Điều này khiến cho mục đích nâng cao tỷ lệ NLĐ tham gia đóng BHXH bắt buộc theo tinh thần đề ra tại Nghị quyết số 28-NQ/TW trở nên khó đạt được. Do vậy, việc phân tích nhận thức của NLĐ trong các DNNVV ngoài nhà nước để có thêm góc nhìn “nhận thức” từ phía nhóm xã hội NLĐ ở các DNNVV về BHXH bắt buộc là rất cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi mà Luật BHXH sửa đổi đang được hoàn thiện và dự kiến thông qua tại Kỳ họp Quốc hội thứ 7 - tháng 5/2024, để góp một góc nhìn đa dạng hơn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

BHXH bắt buộc được áp dụng đối với người lao động có quan hệ lao động (làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên); về cơ bản được thực hiện với 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Trong đó, chế độ hưu trí trong chính sách BHXH được thiết kế rất có lợi cho người lao động với mức hưởng đang cao hơn nhiều so với mức đóng góp. Đối với BHXH bắt buộc, trách nhiệm đóng góp được quy định thuộc về cả người lao động và người sử dụng lao động.

Chủ đề BHXH bắt buộc đã và đang thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, cũng như các nhà hoạch định chính sách. Nhìn nhận BHXH bắt buộc ở mối quan giữa điều kiện thị trường lao động với việc tham gia BHXH cho thấy, khi thị trường lao động đã phát triển ở mức độ cao, nguồn cung lao động, đặc biệt là lao động nông thôn trở lên khan hiếm, thì các doanh nghiệp (DN) sẽ sử dụng gói BHXH nhiều hơn để lôi cuốn NLĐ vào làm việc, nhất là các DN tư nhân (Johanna Rickne, 2012). Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, việc thực hiện chương trình BHXH bắt buộc trong khu vực DN tư nhân còn nhiều hạn chế, do một số nguyên nhân, như: sự tuân thủ thấp trong nghĩa vụ nộp BHXH cho NLĐ của DN, việc thực thi yếu do DN sử dụng nhiều biện pháp để “trốn” đóng BHXH nhằm tiết kiệm chi phí... Ở góc độ mối tương quan giữa các DN tư nhân có tổ chức công đoàn và việc tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ cho thấy, tổ chức công đoàn đại diện, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo giới chủ DN thực hiện các nghĩa vụ, như: ký kết hợp đồng lao động, đóng BHXH cho NLĐ… Do vậy, yếu tố tổ chức công đoàn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia BHXH của NLĐ (Mike Z. Yaoa và Zhi-jin Zhong, 2014). Trong khi đó, một số nghiên cứu tiếp cận ở góc độ khác cũng đã chỉ ra: Tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên, xu hướng già hóa dân số đang tăng nhanh; Tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức; Bất bình đẳng giữa các nhóm tham gia đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện; Sự thiếu bền vững về tài chính của quỹ BHXH; Năng lực quản lý và sử dụng quỹ BHXH là những yếu tố có tác động nhất định đến độ bao phủ của BHXH bắt buộc.

Nghiên cứu tập trung vào phân tích khía cạnh nhận thức của NLĐ ở các DNNVV về tham gia BHXH bắt buộc ở các nội dung: (i) Các thông tin liên quan đến BHXH bắt buộc; (ii) Hiểu biết về Luật BHXH và các chế độ BHXH bắt buộc hiện hành; (iii) Quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc; (iv) Ảnh hưởng của thu nhập đến mức đóng khi tham gia BHXH bắt buộc; (v) Sự hài lòng của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc. Ở góc tiếp cận tứ phía NLĐ, nghiên cứu sẽ khắc họa bức tranh toàn cảnh về BHXH bắt buộc dành cho NLĐ trong các DNNVV ngoài nhà nước.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu khảo sát từ tháng 7/2023 đến tháng 8/2023 đối với 260 NLĐ làm việc trong các DNNVV ngoài nhà nước trên địa bàn quận Hà Đông và Nam Từ Liêm. Nội dung phân tích được tiến hành trong tương quan so sánh theo độ tuổi, giới tính và số năm làm việc của NLĐ tại các DN khảo sát.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nhận thức của NLĐ về các thông tin liên quan đến BHXH bắt buộc

Sức ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng chính thống và phi chính thống, truyền thống và phi truyền thống giúp cho thông tin liên quan đến BHXH bắt buộc ngày càng lan tỏa rộng khắp mà qua đó nhiều NLĐ cũng có thể nắm bắt. Kết quả Bảng 1 cho thấy, có tới 63,8% NLĐ trong các DNNVV ngoài Nhà nước ở Hà Nội thừa nhận bản thân “Có, biết rõ” về các thông tin liên quan đến BHXH. Đây là chỉ báo tích cực phản ánh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về BHXH đến với các thành phần dân cư trong thúc đẩy NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, góp phần đảm bảo sinh kế sau khi rút chân ra khỏi thị trường lao động. Tuy nhiên, sự hiểu biết không đầy đủ về BHXH bắt buộc cũng đang tồn tại trong một bộ phận NLĐ, chiếm tới 35,4%. Nếu tính gộp với nhóm không quan tâm, thì tỷ lệ cộng dồn của 2 nhóm xã hội này lên tới 36,2% (Bảng 1).

Bảng 1: Nhận thức của NLĐ về các thông tin liên quan đến BHXH bắt buộc

Độ tuổi

Giới tính

Số năm làm việc

Tổng

≤ 30

31 ≥ 40

41 trở lên

Nam

Nữ

≤ 5

5 ≥ 10

10 năm trở lên

Có, biết rõ về các thông tin liên quan đến BHXH (%)

67,1

68,1

51,6

59,5

65,9

70,3

65,2

53,8

63,8

Có biết một chút nhưng không tìm hiểu sâu (%)

31,7

31,0

48,4

38,1

34,1

27,9

34,8

46,3

35,4

Không quan tâm (%)

1,2

,9

0,0

2,4

0,0

1,8

0,0

0,0

0,8

N

82

116

62

84

176

111

69

80

260

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu khảo sát

Nhận thức của NLĐ về luật và chế độ BHXH bắt buộc hiện hành

Kết quả khảo sát Bảng 2 cho thấy, do có sẵn những hiểu biết về BHXH nên có tới 55,4% NLĐ tham gia khảo sát tự thừa nhận bản thân “Có, biết rõ” về luật và các chế độ BHXH hiện hành. Tỷ lệ này cao hơn so với con số 41,9% “có, biết một chút” và lớn hơn nhiều lần so với con số 2,7% “Không biết”. Đây là chỉ báo tích cực cho thấy, đa số NLĐ biết đến quyền lợi của bản thân khi tham gia BHXH bắt buộc. Trong tương quan so sánh, thì nhóm NLĐ từ 41 tuổi trở lên, nữ giới, có thâm niên làm việc từ 10 năm trở lên có tỷ lệ biết rõ về luật và các chế độ BHXH cao hơn so với các nhóm xã hội khác.

Bảng 2: Nhận thức của NLĐ về luật và chế độ BHXH bắt buộc hiện hành

Độ tuổi

Giới tính

Số năm làm việc

Tổng

≤ 30

31 ≥ 40

41

trở lên

Nam

Nữ

≤ 5

5 ≥ 10

10 năm trở lên

Có, biết rõ (%)

53,7

55,2

58,1

50,0

58,0

55,9

52,2

57,5

55,4

Có biết một chút (%)

41,5

42,2

41,9

41,7

42,0

38,7

46,4

42,5

41,9

Không biết (%)

4,9

2,6

0,0

8,3

0,0

5,4

1,4

0,0

2,7

N

82

116

62

84

176

111

69

80

260

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu khảo sát

Nhận thức của NLĐ về quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 78,1% NLĐ thừa nhận “biết rõ” các quyền lợi về BHXH bắt buộc, như: Quyền tham gia và hưởng các chế độ BHXH; Quyền được cấp và quản lý sổ BHXH; Quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng BHXH; Quyền khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện khi các lợi ích về BHXH của bản thân không được đảm bảo; Quyền hưởng bảo hiểm y tế và chủ động khám giám định mức suy giảm khả năng lao động khi gặp ốm đau; Quyền nhận lương hưu/trợ cấp BHXH khi đến tuổi nghỉ hưu hay ủy thác cho người khác nhận hộ. Đồng thời, ở nội dung này trong tương quan so sánh, nhóm NLĐ từ 41 tuổi trở lên, nữ giới, có thâm niên làm việc từ 10 năm trở lên vẫn là những nhóm có tỷ lệ biết rõ về quyền lợi khi tham gia BHXH cao hơn so với các nhóm xã hội khác (Bảng 3).

Bảng 3: Nhận thức của NLĐ về quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc

Độ tuổi

Giới tính

Số năm làm việc

Tổng

≤ 30

31 ≥ 40

41

trở lên

Nam

Nữ

≤ 5

5 ≥ 10

10 năm trở lên

Có, biết rõ (%)

67,1

81,0

87,1

78,6

77,8

70,3

75,4

91,3

78,1

Có biết một chút (%)

32,9

19,0

12,9

21,4

22,2

29,7

24,6

8,8

21,9

Không biết (%)

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

N

82

116

62

84

176

111

69

80

260

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu khảo sát

Nhận thức của NLĐ về mức đóng BHXH bắt buộc

NLĐ có nhận thức nhất định về các chế độ, quyền lợi khi tham gia BHXH bắt buộc nên có tới 83,8% NLĐ tham gia khảo sát cho rằng, mức đóng BHXH hiện nay là phù hợp, mà theo quy định của Luật BHXH hiện hành, mức đóng đó tương đương với 10,5% tiền lương hàng tháng (Bảng 4). Xem xét trong tương quan so sánh, nhóm NLĐ từ 41 tuổi trở lên, nữ giới và NLĐ có thâm niên làm việc từ 10 năm trở lên là nhóm có tỷ lệ trả lời “phù hợp” cao hơn so với các nhóm khác.

Bảng 4: Nhận thức của NLĐ về mức đóng BHXH bắt buộc

Độ tuổi

Giới tính

Số năm làm việc

Tổng

≤ 30

31 ≥ 40

41

trở lên

Nam

Nữ

≤ 5

5 ≥ 10

10 năm trở lên

Có, biết rõ (%)

86,6

80,2

87,1

81,0

85,2

83,8

82,6

85,0

83,8

Có biết một chút (%)

12,2

17,2

11,3

16,7

13,1

12,6

15,9

15,0

14,2

Không biết (%)

1,2

1,7

1,6

1,2

1,7

2,7

1,4

0,0

1,5

N

82

116

62

84

176

111

69

80

260

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu khảo sát

Nhận thức của NLĐ về ảnh hưởng của thu nhập đến mức đóng khi tham gia BHXH bắt buộc

Sự hiểu biết của NLĐ về các chế độ BHXH bắt buộc, về quyền, lợi ích, mức đóng khi tham gia BHXH, nên họ có nhận thức nhất định về ảnh hưởng của thu nhập đến mức đóng BHXH. Theo chế độ BHXH bắt buộc của Việt Nam, những người có khoảng thời gian tham gia BHXH càng sớm, thì càng được hưởng lợi nhiều hơn. Cụ thể, những trường hợp được tính theo mức lương bình quân đóng BHXH của 5 năm cuối, thì được hưởng mức lương hưu cao hơn so với những trường hợp được tính theo mức lương bình quân của 6 năm, 8 năm, 10 năm, 15 năm, hay 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Do vậy, có tới 85,8% NLĐ thừa nhận cách tính tiền lương làm cơ sở đóng BHXH có ảnh hưởng “Có, rất quan trọng” đến mức đóng khi tham gia BHXH bắt buộc, bởi nó gắn liền với mức lương hưu mà họ sẽ nhận được khi nghỉ hưu và có số năm đóng BHXH đủ theo quy định (Bảng 5). Cũng nhờ có sự hiểu biết sâu sắc hơn về BHXH bắt buộc nên các nhóm NLĐ từ 41 tuổi trở lên, nữ giới và có thâm niên làm việc từ 10 năm trở lên có tỷ lệ nhận thức “thu nhập có ảnh hưởng rất quan trọng đến mức đóng của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc” cao hơn so với các nhóm khác.

Bảng 5: Nhận thức của NLĐ về ảnh hưởng của thu nhập đến mức đóng khi tham gia BHXH bắt buộc

Độ tuổi

Giới tính

Số năm làm việc

Tổng

≤ 30

31 ≥ 40

41

trở lên

Nam

Nữ

≤ 5

5 ≥ 10

10 năm trở lên

Có, rất quan trọng (%)

82,9

84,5

91,9

83,3

86,9

83,8

84,1

90,0

85,8

Phân vân (%)

14,6

15,5

6,5

15,5

11,9

13,5

15,9

10,0

13,1

Không quan trọng (%)

2,4

0,0

1,6

1,2

1,1

2,7

0,0

0,0

1,2

N

82

116

62

84

176

111

69

80

260

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu khảo sát

Sự hài lòng của NLĐ và những đề xuất của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc

Kết quả Bảng 6 cho thấy, có tới 85,8% NLĐ “Hài lòng” khi tham gia đóng BHXH bắt buộc. Nhóm NLĐ từ 41 tuổi trở lên, nữ giới và có thâm niên làm việc từ 10 năm trở lên tiếp tục là nhóm có tỷ lệ hài lòng cao hơn so với các nhóm NLĐ khác. Điều này phản ánh rằng, khi có sự hiểu biết tốt hơn về BHXH, NLĐ có sự yên tâm hơn, qua đó hài lòng hơn với việc tiếp tục duy trì tình trạng tham gia đóng BHXH. Như vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách sâu rộng đến với NLĐ trong các DNNVV ngoài nhà nước là công cụ rất quan trọng để độ bao phủ của BHXH ở khu vực kinh tế này.

Bảng 6: Sự hài lòng của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc

Độ tuổi

Giới tính

Số năm làm việc

Tổng

≤ 30

31 ≥ 40

41

trở lên

Nam

Nữ

≤ 5

5 ≥ 10

10 năm trở lên

Hài lòng (%)

86,6

83,6

88,7

77,4

89,8

81,1

84,1

93,8

85,8

Không hài lòng (%)

1,2

5,2

4,8

3,6

4,0

4,5

2,9

3,8

3,8

Không biết (%)

12,2

11,2

6,5

19,0

6,3

14,4

13,0

2,5

10,4

N

82

116

62

84

176

111

69

80

260

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu khảo sát

Thăm dò về cách thức xác định mức đóng BHXH bắt buộc, từ góc độ của NLĐ, có tới 44,6% ủng hộ đề xuất xác định mức đóng BHXH bắt buộc theo lương cơ bản do Nhà nước quy định; 49,2% ủng hộ đề xuất xác định mức đóng theo mức sống tối thiểu và 6,2% ủng hộ đề xuất không nên xác định mức đóng tối thiểu mà để NLĐ tự quyết định mức đóng theo khả năng và nhu cầu của bản thân (Bảng 7). Đây có thể được coi là góc độ tiếp cận bổ sung làm phong phú thêm cách tiếp cận đa chiều để tạo lập căn cứ trợ giúp các nhà hoạch định chính sách điều chỉnh một số quy định đóng BHXH bắt buộc trong giai đoạn tới.

Bảng 7: Đề xuất của NLĐ về cách thức xác định mức đóng BHXH bắt buộc

Độ tuổi

Giới tính

Số năm làm việc

Tổng

≤ 30

31 ≥ 40

41

trở lên

Nam

Nữ

≤ 5

5 ≥ 10

10 năm trở lên

Nên xác định theo lương cơ bản (%)

62,2

38,8

32,3

28,6

52,3

60,4

46,4

21,3

44,6

Nên xác định theo mức sống tối thiểu (%)

34,1

52,6

62,9

66,7

40,9

30,6

49,3

75,0

49,2

Không nên xác định mức đóng tối thiểu (%)

3,7

8,6

4,8

4,8

6,8

9,0

4,3

3,8

6,2

N

82

116

62

84

176

111

69

80

260

Nguồn: Nhóm tác giả tính toán từ số liệu khảo sát

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nghiên cứu cho thấy, những điểm sáng tích cực trong nhận thức của NLĐ làm việc trong các DNNVV ngoài nhà nước tại TP. Hà Nội. Dựa trên sự hiểu biết về BHXH, mà có tới trên 85% NLĐ tham gia khảo sát bày tỏ sự hài lòng của bản thân về việc tham gia BHXH bắt buộc; Có tới 44,6% NLĐ khi được hỏi đã đề xuất cách thức xác định mức đóng BHXH trong thời gian tới nên được tính theo lương cơ bản và cũng khoảng gần ½ (49,2%) đề xuất cách tính theo mức sống tối thiểu. Đây có thể được coi là một góc tiếp cận mới, bổ sung thêm cho cách tiếp cận đa chiều hiện nay về công tác hoạch định chính sách BHXH, nhằm thu hút ngày càng nhiều NLĐ tham gia trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, nghiên cứu cũng thấy rằng, cần phải đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao hơn nữa nhận thức của NLĐ và của chủ các DNNVV về lợi ích, trách nhiệm xã hội của mỗi chủ thể trong việc tham gia BHXH bắt buộc. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, thông qua: (i) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc đóng BHXH; (ii) Xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm pháp luật về đóng BHXH; (iii) Thông báo về việc đóng BHXH hàng năm đến NLĐ và người sử dụng lao động, hướng dẫn NLĐ tra cứu thời gian đóng BHXH để giám sát, phát hiện sai phạm kịp thời; (iv) Tăng cường trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động./.

Tài liệu tham khảo

1. Ban Chấp hành Trung ương (2018), Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

2. Hà Anh (2023), Hà Nội có 7,76 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, truy cập từ https://laodong.vn/ban-doc/ha-noi-co-776-trieu-nguoi-tham-gia-bao-hiem-y-te-1229063.ldo.

3. Johanna Rickne (2012), Labor Market Conditions and Social Insurance in China, IFN Working Paper, No. 924, Research Institute of Industrial Economics (IFN), Stockholm.

4. Mike Z. Yaoa and Zhi-jin Zhong (2014), Loneliness, social contacts and Internet addiction: A cross-lagged panel study, Computers in Human Behavior, 30, 164-170.

5. Nguyễn Thị Kim Hoa và Vũ Thanh Nguyên (2023), Báo cáo tổng kết đề tài “Giải pháp tăng tỷ lệ tham gia BHXH của NLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài Nhà nước tại thành phố Hà Nội”, Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.

6. Sơn Nguyễn (2023), Những dấu mốc thay đổi trong chính sách bảo hiểm xã hội, truy cập từ https://dantri.com.vn/an-sinh/nhung-dau-moc-thay-doi-trong-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-20230216071525113.htm.

TS. Mai Linh - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

TS. Nguyễn Thị Tuyết Nga - Học viện Phụ nữ Việt Nam

TS. Nguyễn Trung Hải - Trường Đại học Lao động - Xã hội


* Bài viết sử dụng kết quả khảo sát của đề tài “Giải pháp tăng tỷ lệ tham gia BHXH của NLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài nhà nước tại TP. Hà Nội” do PGS. Nguyễn Thị Kim Hoa và TS. Vũ Thanh Nguyên đồng chủ nhiệm (đề tài đã nghiệm thu tháng 12/2023)

Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/nhan-thuc-cua-nguoi-lao-dong-trong-cac-doanh-nghiep-vua-va-nho-ngoai-nha-nuoc-o-ha-noi-ve-bao-hiem-xa-hoi-bat-buoc-a310401.html