Quy định xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng trong kinh doanh xăng dầu là chủ trương góp phần chống thất thu thuế, ngăn chặn tình trạng xăng giả, xăng lậu và xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh.
Đồng thời, đây cũng là cơ sở để thúc đẩy chuyển đổi số - một yếu tố giúp các đơn vị hoạt động hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp lớn đầu ngành như Petrolimex hay PV OIL đã sớm đầu tư về hạ tầng công nghệ, quy trình và nhân sự để thực hiện các quy định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt chi phí đầu tư và giá mỗi lần xuất Cửa hàng xăng dầu TP.HCM chưa xuất hóa đơn điện tử cho khách
Với chi phí bình quân dao động khoảng 50 đồng/hóa đơn, vị này ước tính mỗi năm một cửa hàng bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp có thể mất khoảng vài chục triệu đồng tiền hóa đơn.
Thực tế hiện nay chi phí cho khoản này có thể lên đến 30-50 triệu đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thu xếp vốn để đầu tư thêm phần mềm, thiết bị.
Tổng chi phí khoảng 20 - 100 triệu đồng, tùy vào phương án triển khai và thiết bị cột bơm tại cửa hàng.
Đại diện một số doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cũng chia sẻ việc chi phí đầu tư hệ thống và giá mỗi hóa đơn điện tử còn cao.
Ông V., chủ một số cây xăng, cho biết doanh nghiệp ông đầu tư trên 100 triệu đồng cho toàn bộ hệ thống đáp ứng quy định xuất hóa đơn điện tử mỗi lần bán tại mỗi cây xăng có khoảng bảy trụ bơm.
Trong giai đoạn đầu thực hiện, nhiều đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử bán lên đến 100 đồng/hóa đơn. Sau này, khi các doanh nghiệp nhiều lần lên tiếng, các đơn vị đã giảm dần và hiện quanh mức 30-50 đồng/hóa đơn.
Ông than phiền giai đoạn chạy nước rút vừa qua, nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trở thành "con mồi" cho các bên bán giải pháp, cung cấp hóa đơn điện tử.
"Mỗi ngày một cây xăng chúng tôi có thể xuất 3.000-4.000 tờ hóa đơn điện tử thì chịu sao nổi nếu họ vẫn bán mỗi hóa đơn giá 100 đồng. Sau thời gian bán được giá 70-100 đồng/hóa đơn rồi bị kêu quá nên họ đã giảm xuống", ông V. nói và ngao ngán về hành trình hơn một năm cập rập chạy đua đầu tư hệ thống, đáp ứng yêu cầu xuất hóa đơn điện tử thời gian qua.
Ông Giang Chấn Tây, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Bội Ngọc (Trà Vinh), cũng trăn trở về áp lực tài chính.
Theo ước tính, để đầu tư đồng bộ hệ thống cho năm cửa hàng, với ba trụ bơm mỗi cửa hàng sẽ tốn khoảng 400 triệu đồng. Vị này kỳ vọng sẽ sớm có chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu vì việc thực hiện quy định này là công cụ để phục vụ quản lý thuế.
Trong khi đó, ông Hoàng Bảo Ngọc đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống bằng cách cấn trừ một phần khoản chi phí đầu tư vào thuế thu nhập phải đóng hằng năm như một cách đồng hành cùng phát triển.
"Cơ quan thuế cần có chính sách cụ thể, hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí đầu tư và chi phí sử dụng hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng" - ông Ngọc chia sẻ.
Theo công điện số 129/CĐ-TTg ngày 9-12-2024, cơ quan thuế các cấp chủ động phối hợp cơ quan công an và các cơ quan liên quan tiếp tục tập trung nguồn lực, quyết liệt triển khai công tác kiểm tra, giám sát các cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Đặc biệt các cửa hàng vẫn còn sử dụng máy POS/máy tính bảng/điện thoại có cài đặt phần mềm để thực hiện lập hóa đơn điện tử khi bán hàng.
Đồng thời chỉ đạo triển khai các giải pháp đồng bộ, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thực hiện chuyển đổi số, áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng.
Theo đó, chậm nhất trong tháng 3-2025, số cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động đạt tỉ lệ 100% tổng số cửa hàng kinh doanh bán lẻ trên toàn quốc.
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/hoa-don-dien-tu-ngon-vai-chuc-trieu-moi-nam-doanh-nghiep-xang-dau-de-xuat-ho-tro-a310394.html