Theo kết quả khảo sát mới nhất do Tổ chức Xúc tiến thương mại Lao động trẻ Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản‘Cuộc chiến’ giành nhân tài của các doanh nghiệp Nhật BảnDoanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhà vừa túi tiền ở Việt Nam
Bên cạnh đó, dự báo năm 2025 cho thấy sự lạc quan khi 50,4% doanh nghiệp nhận định tình hình kinh doanh sẽ "cải thiện", trong khi chỉ 9,2% lo ngại sẽ "xấu đi". Riêng trong năm 2024, tỉ lệ doanh nghiệp kỳ vọng lợi nhuận cải thiện đạt 48,8%, tăng 16,8 điểm phần trăm so với năm 2023.
Các doanh nghiệp ngành chế tạo cho rằng lợi nhuận được cải thiện nhờ "nhu cầu thị trường xuất khẩu tăng", trong khi các doanh nghiệp ngành phi chế tạo ghi nhận sự hồi phục từ "nhu cầu thị trường nội địa".
Các doanh nghiệp Nhật tập trung mở rộng chức năng bán hàng tại Việt Nam, với tỉ lệ 62,2% dẫn dắt bởi tăng trưởng nhu cầu xuất khẩu và sức mua nội địa. Việt Nam không chỉ là trung tâm sản xuất mà còn trở thành thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm và dịch vụ Nhật Bản.
Dù mức lương trung bình tại Việt Nam được xếp ở mức trung bình trong khu vực, nhưng tỉ lệ tăng lương lại thuộc nhóm cao nhất, đạt 5,4% trong năm 2024. Chuyển biến này phản ánh sự cạnh tranh trong việc thu hút nhân sự chất lượng cao tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực phi chế tạo - nơi mức chênh lệch lương giữa các quốc gia trong khu vực không đáng kể.
JETRO cũng cho biết báo cáo sơ bộ này chỉ đang tập trung vào ba nội dung chính: triển vọng lợi nhuận kinh doanh, kế hoạch triển khai kinh doanh trong tương lai và tiền lương. Các nội dung quan trọng khác như dịch chuyển sản xuất, môi trường cạnh tranh, và xuất nhập khẩu sẽ được tổ chức công bố chi tiết vào tháng 1-2025.
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/tren-56-doanh-nghiep-nhat-tinh-mo-rong-kinh-doanh-tai-viet-nam-a308810.html