Chứng minh thiệt hại do ô nhiễm gây ra không dễ
Tại hội thảo "Khung pháp lý chuyển đổi nền kinh tế xanh" do Trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM (UEL) phối hợp với Trường đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne (Pháp) tổ chức hôm nay, 3-12, TS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - trưởng bộ môn luật quốc tế, khoa luật, Trường đại học Mở TP.HCM - cho hay hiện tượng gây Không khí ô nhiễm nặng, Hà Nội yêu cầu nghiên cứu chính sách thuế để giảm giá xăng sinh học
Trên thế giới, nguyên tắc "chủ thể gây ô nhiễm phải trả tiền" lần đầu tiên được đề xuất tại Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển vào năm 1972. Nguyên tắc này quy định những chủ thể gây ô nhiễm phải trả phí cho mọi biện pháp phục hồi môi trường bị ô nhiễm do mình gây ra.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, điều 130 đã đề cập đến hai loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường: thiệt hại đến chính môi trường và thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.
Tuy nhiên trên thực tế không dễ để đòi đơn vị gây ô nhiễm bồi thường thiệt hại.
"Việc làm ô nhiễm môi trường chưa đủ để yêu cầu bồi thường thiệt hại, mà phải gây ra thiệt hại, phải chứng minh có thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh thiệt hại gặp rất nhiều khó khăn vì nó không xảy ra tức thì, không thấy ngay lập tức, mà thiệt hại do môi trường gây ra phải trải qua thời gian dài, đôi khi phải sử dụng các thiết bị công nghệ đo lường.
Chứng minh ô nhiễm môi trường đã khó, chứng minh thiệt hại lại càng khó, đặc biệt là chứng minh nguyên nhân dẫn đến thiệt hại. Trong hầu hết các tranh chấp bồi thường thiệt hại về môi trường, phần lớn người dân đều nhờ sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước", TS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh nói.
Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh trở thành mục tiêu hàng đầu
PGS.TS Lê Vũ Nam, phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật, cho hay trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu toàn cầu và yêu cầu cấp thiết về phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 cũng đặt ra mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế. Trong đó nhấn mạnh việc giảm phát thải khí nhà kính, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Đây không chỉ là một thách thức về mô hình kinh tế và giải pháp môi trường mà còn đòi hỏi xây dựng một khung pháp lý vững chắc, linh hoạt, nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng về 0.
Thực tế cho thấy hệ thống pháp luật đã tồn tại rất lâu trước khi việc chuyển đổi nền kinh tế xanh bắt đầu, nên điều khó tránh khỏi là một số quy định hiện hành đang gây vướng khi triển khai chuyển đổi xanh.
"Vì vậy, khung pháp lý chuyển đổi nền kinh tế xanh cần bao hàm các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển nông nghiệp bền vững, thực hiện các phương pháp công nghiệp xanh, và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng dễ bị tổn thương.
Đồng thời việc nghiên cứu và so sánh khung pháp lý giữa các quốc gia là chìa khóa để nhận diện và khắc phục những bất cập, chia sẻ kinh nghiệm, và thực hành tốt", PGS.TS Lê Vũ Nam nhấn mạnh.
Theo TS Trịnh Thục Hiền - giảng viên, phó trưởng khoa luật kinh tế, Trường đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM (EUL), một xu hướng toàn cầu gần đây là quy định về CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp), chủ yếu thông qua các biện pháp buộc các công ty phải thiết lập và duy trì hệ thống thẩm định.
Tuy nhiên các quy định này chủ yếu tập trung vào các yếu tố môi trường cụ thể, thay vì cung cấp đánh giá toàn diện và thường xuyên về tác động môi trường chung của hoạt động kinh doanh.
"Việt Nam nên thiết lập nghĩa vụ thẩm định môi trường bắt buộc để đưa khái niệm CSR vào pháp luật, thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong CSR", TS Trịnh Thục Hiền đề xuất.
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/khong-de-doi-don-vi-gay-o-nhiem-moi-truong-boi-thuong-thiet-hai-a307454.html