Từ khóa: du lịch bền vững, tài nguyên du lịch, nguồn nhân lực, Tiền Giang
Summary
Through a survey of 365 tourists in Tien Giang, the author points out and evaluates the influence of factors on sustainable tourism development in Tien Giang province. Research results show that there are 5 factors that positively affect sustainable tourism development in Tien Giang in descending order as follows: Residential community; Travel resources; Infrastructure; Tourism policy; Human resources. At the same time, Sustainable Tourism has a positive impact on Tourist return.
Keywords: sustainable tourism, tourism resources, human resources, Tien Giang
Giới thiệu
Với cảnh quan thiên nhiên sông nước và lịch sử văn hóa phong phú, du lịch Tiền Giang đang ngày càng phát triển và thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Tiền Giang cũng đang phải đối mặt với thách thức từ suy thoái môi trường và mất cân bằng xã hội. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ đóng góp về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Tiền Giang và đề xuất hàm ý chính sách cho địa phương (Bài viết sử dụng cách viết số thập phân theo chuẩn quốc tế).
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Tài nguyên được hiểu là yếu tố quan trọng trong đời sống và xã hội. Trong nghiên cứu về du lịch bền vững, tài nguyên du lịch đóng vai trò quan trọng, tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn. Áp dụng công nghệ để giám sát nước, năng lượng, và đất đai giúp giảm tiêu thụ và ô nhiễm. Chiến lược mới đề xuất hợp tác giữa du khách, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng để thúc đẩy bền vững tài nguyên (Ngoc và cộng sự, 2023). Nghiên cứu này đặt nặng vai trò của bảo vệ và tận dụng tài nguyên du lịch để định hình phát triển bền vững trong ngành du lịch. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H1: Tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến Phát triển du lịch bền vững
Cơ sở hạ tầng du lịch là yếu tố hỗ trợ, giúp du khách thuận tiện trong việc tham quan, du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch, quan trọng cho trải nghiệm du khách, cần đồng bộ, hiện đại để tạo ấn tượng tích cực và nâng cao chất lượng du lịch. Cơ sở hạ tầng du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ảnh hưởng của du lịch đối với môi trường và cộng đồng địa phương (Wu và cộng sự, 2023). Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H2: Cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng đến Phát triển du lịch bền vững
Nguồn nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng dịch vụ du lịch. Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao, được đào tạo bài bản sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Các nghiên cứu đều đánh giá, vai trò của nguồn nhân lực trong việc thúc đẩy hành vi du lịch bền vững và tạo ra giá trị cho cả doanh nghiệp và cộng đồng địa phương (Carlbäck và cộng sự, 2023). Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H3: Nguồn nhân lực du lịch ảnh hưởng đến Phát triển du lịch bền vững
Chính sách, pháp luật là hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Chính sách, pháp luật phù hợp, đồng bộ sẽ tạo sự ổn định, phát triển bền vững cho ngành du lịch. Chính sách và pháp luật đóng vai trò quyết định để hướng dẫn và thúc đẩy hành vi du lịch có trách nhiệm. Rất nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc phân tích và đánh giá hiệu quả của các chính sách và quy định hiện hành về du lịch bền vững (Baloch và cộng sự, 2022). Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H4: Chính sách du lịch ảnh hưởng đến Phát triển du lịch bền vững
Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố quan trọng, bảo vệ môi trường và văn hóa du lịch. Nghiên cứu về vai trò cộng đồng hỗ trợ phát triển du lịch bền vững, hài hòa với môi trường và văn hóa địa phương (Astawa và cộng sự, 2018). Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H5: Sự tham gia của cộng đồng dân cư ảnh hưởng đến Phát triển du lịch bền vững
Du lịch bền vững nhằm phát triển ngành, mà không ảnh hưởng xấu đến môi trường và văn hóa địa phương (Nunkoo và cộng sự, 2023). Việc thiết lập nguyên tắc bền vững sẽ thu hút du khách, đảm bảo sự bền vững cho mô hình kinh doanh du lịch (Rasoolimanesh và cộng sự, 2023). Việc khuyến cáo cải thiện môi trường và các hoạt động tuyên tuyền về tác động tích cực đối với môi trường và cộng đồng địa phương để thúc đẩy du lịch bền vững. Từ đó, giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau:
H6: Phát triển du lịch bền vững ảnh hưởng tích cực đến Trở lại của du khách
Từ các giả thuyết nói trên, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình.
Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tác giả xây dựng (2023) |
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành làm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu tập trung vào phân tích định tính, hệ thống hóa tài liệu và lý thuyết về phát triển bền vững. Thang đo được xây dựng với ít nhất 3 biến quan sát cho mỗi yếu tố, mỗi biến liên quan đến một khía cạnh duy nhất. Bảng câu hỏi được điều chỉnh dựa trên ý kiến giảng viên để đảm bảo rõ ràng. Giai đoạn thứ hai tập trung vào nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với thang đo Likert 5 điểm Likert. Tác giả đã tiến hành khảo sát đối với 365 khách du lịch ở Tiền Giang trong khoảng thời gian từ tháng 5-9/2023. Dữ liệu chuyển đổi từ Google Drive và mô hình được kiểm định bằng nhiều phương pháp Cronbach’s Alpha, CFA và PLS-SEM để đảm bảo độ tin cậy.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)
Bảng 1: Kết quả kiểm định thang đo
Ký hiệu | Nội dung | Cronbach’s Alpha | Hệ số tải |
TN | Tài nguyên du lịch | 0.821 |
|
TN1 | Khu du lịch giảm thiểu rác thải và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường. |
| 0.889 |
TN2 | Du khách ủng hộ sử dụng sản phẩm và dịch vụ địa phương để bảo tồn văn hóa địa phương. |
| 0.817 |
TN3 | Hoạt động du lịch ở địa phương được thiết kế để bảo vệ và duy trì môi trường tự nhiên. |
| 0.860 |
HT | Cơ sở hạ tầng du lịch | 0.860 |
|
HT1 | Du lịch hướng đến giảm khí thải và tác động tích cực đến môi trường |
| 0.911 |
HT2 | Cơ sở hạ tầng tại các điểm đến đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường |
| 0.905 |
HT3 | Địa điểm du lịch có hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu cơ bản như nước, điện, và viễn thông |
| 0.836 |
NL | Nguồn nhân lực | 0.830 |
|
NL1 | Trải nghiệm du lịch của tôi phụ thuộc vào sự hỗ trợ và tận tâm của nhân viên |
| 0.796 |
NL2 | Nhân viên du lịch có kiến thức và kỹ năng phục vụ chất lượng |
| 0.892 |
NL3 | Chính sách và điều kiện làm việc, cùng với hướng bền vững, ảnh hưởng đến nhân sự du lịch |
| 0.904 |
CS | Chính sách du lịch | 0.867 |
|
CS1 | Hỗ trợ và khuyến khích từ chính quyền và tổ chức liên quan đối với du lịch bền vững. |
| 0.890 |
CS2 | Chính sách đã được thiết lập để động viên doanh nghiệp và cộng đồng tham gia du lịch bền vững. |
| 0.873 |
CS3 | Chính sách phát triển du lịch có thể tương tác tích cực và hỗ trợ cộng đồng địa phương. |
| 0.900 |
CD | Cộng đồng dân cư | 0.896 |
|
CD1 | Du lịch địa phương góp phần vào sự phát triển và cải thiện chất lượng sống của cộng đồng. |
| 0.908 |
CD2 | Du khách chi tiêu để hỗ trợ các dự án xã hội và cộng đồng tại địa phương đang thăm. |
| 0.905 |
CD3 | Dịch vụ và sản phẩm tích cực ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương, tuân theo nguyên tắc du lịch bền vững. |
| 0.916 |
BV | Du lịch bền vững | 0.894 |
|
BV1 | Du lịch hướng đến bảo tồn và bảo vệ môi trường qua các hoạt động |
| 0.900 |
BV2 | Khuyến khích sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng địa phương trong du lịch |
| 0.895 |
BV3 | Hoạt động du lịch giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa và đời sống cộng đồng |
| 0.864 |
BV4 | Các hoạt đồng tuyên truyền về hiểu biết và ý thức du lịch bền vững trong cộng đồng du lịch |
| 0.823 |
TL | Trở lại của du khách | 0.905 |
|
TL1 | Trải nghiệm du lịch bền vững hấp dẫn du khách và khuyến khích sự trở lại |
| 0.897 |
TL2 | Hoạt động du lịch tích cực với môi trường, cộng đồng có tác động lâu dài |
| 0.889 |
TL3 | Du khách quay lại khi hoạt động du lịch hướng đến môi trường tích cực |
| 0.893 |
TL4 | Người ưa chuộng giá trị bền vững địa phương thường ảnh hưởng đến quyết định trở lại |
| 0.851 |
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu (2023)
Bảng 1 cho thấy, độ tin cậy của thang đo đạt từ 0.82-0.90 > 0.7. Các hệ số tương quan biến tổng cũng từ 0.79-0.91, chứng minh tính đồng nhất và tin cậy của dữ liệu. Kết quả này hỗ trợ sự đảm bảo về mặt tin cậy của thang đo trong việc đo lường mỗi khái niệm, củng cố tính chất đồng nhất và độ tin cậy của dữ liệu nghiên cứu.
Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Bảng 2: Tương quan trung bình theo tỷ số heterotrait-monotrait (HTMT)
CR | AVE | BV | CD | CS | HT | NL | TL | TN | |
BV | 0.926 | 0.759 | 0.871 | ||||||
CD | 0.935 | 0.828 | 0.363 | 0.91 | |||||
CS | 0.918 | 0.788 | 0.242 | 0.129 | 0.888 | ||||
HT | 0.915 | 0.783 | 0.383 | 0.084 | 0.021 | 0.885 | |||
NL | 0.899 | 0.749 | 0.306 | 0.084 | 0.008 | 0.266 | 0.865 | ||
TL | 0.934 | 0.779 | 0.431 | 0.459 | 0.153 | 0.188 | 0.211 | 0.883 | |
TN | 0.891 | 0.732 | 0.392 | 0.162 | 0.106 | 0.336 | 0.327 | 0.239 | 0.856 |
Ghi chú: CR: độ tin cậy tổng hợp, AVE: phương sai trung bình được trích xuất
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu (2023)
Bảng 2 cho thấy, kết quả CFA đã được đánh giá với CR > 0.70 và AVE tối thiểu 50%. Kết quả kiểm định cho thấy CR từ 0.89-0.93 và AVE từ 0.85-0.91, đảm bảo độ tin cậy cao của thang đo. Giá trị hội tụ được kiểm định với các tiêu chuẩn, bao gồm hệ số tải chuẩn hóa ≥ 0.50, AVE ≥ 50% và CR ≥ 0.70, xác nhận thang đo đáp ứng đầy đủ yêu cầu giá trị hội tụ.
Phân tích cấu trúc và kiểm định giả thuyết (PLS-SEM)
Bảng 3: Kết quả kiểm định mối quan hệ của các biến (Bootstrap 5000 mẫu)
Giả thuyết | Mối quan hệ | Hệ số ước lượng | Độ lệch chuẩn | t-test | P-Value |
H6 | BV -> TL | 0.431 | 0.06 | 7.126 | 0.0000 |
H5 | CD -> BV | 0.259 | 0.043 | 6.082 | 0.0000 |
H4 | CS -> BV | 0.241 | 0.041 | 5.863 | 0.0000 |
H3 | NL -> BV | 0.14 | 0.045 | 3.125 | 0.0020 |
H2 | HT -> BV | 0.247 | 0.047 | 5.273 | 0.0000 |
H1 | TN -> BV | 0.247 | 0.049 | 4.992 | 0.0000 |
Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu (2023)
Bảng 3 cho thấy, các biến đo lường có ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%. Mối quan hệ giữa Du lịch bền vững và Thu hút khách du lịch trở lại điểm đến có ảnh hưởng cao nhất, với hệ số là 0.43. Các yếu tố cấu trúc như: Tài nguyên du lịch, Cơ sở hạ tầng, Nguồn nhân lực du lịch, Cộng đồng dân cư và Chính sách du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Du lịch bền vững. Tài nguyên du lịch và Cơ sở hạ tầng được xếp ngang hàng (cùng có hệ số Beta là 0.247), phản ánh sự quan tâm của du khách đối với các hoạt động du lịch của Tiền Giang. Tuy nhiên, Nguồn nhân lực du lịch lại bị đánh giá thấp (0.140), đặt ra thách thức cần xem xét cẩn thận để cải thiện ảnh hưởng của họ và thực hiện biện pháp thích hợp.
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 yếu tố ảnh hưởng tích cực đến Phát triển du lịch bền vững ở Tiền Giang, xếp theo mức độ tác động từ cao xuống thấp bao gồm: Cộng đồng dân cư; Tài nguyên du lịch; Cơ sở hạ tầng; Chính sách du lịch; Nguồn nhân lực. Đồng thời, Phát triển du lịch bền vững có tác động tích cực đến Sự trở lại của du khách.
Mối quan hệ mạnh mẽ giữa phát triển du lịch bền vững và thu hút khách trở lại cho thấy, cần đề xuất các chiến lược và chính sách để kích thích và duy trì sự quan tâm của du khách đối với điểm đến. Từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cần ưu tiên bảo tồn tài nguyên và phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, cần cần chú ý và cải thiện việc phát triển nguồn nhân lực, bởi nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất gần đến trải nghiệm của du khách./.
Tài liệu tham khảo
1. Astawa, I. P., Triyuni, N. N., Santosa, I. (2018), Sustainable tourism and harmonious culture: a case study of cultic model at village tourism, Journal of Physics: Conference Series, 953(1).
2. Nguyễn Thị Bé Ba, Nguyễn Thị Huỳnh Phượng, Lê Thị Tố Quyên, Lý Mỹ Tiên, Trần Thị Thuý Duy, Trương Trí Thông (2023), Hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch nhà cổ ở thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(4), 93–104.
3. Baloch, Q. B., Shah, S. N., Maher, S., Irshad, M., Khan, A. U., Kiran, S., Shah, S. S. (2022). Determinants of evolving responsible tourism behavior: Evidences from supply chain, Cogent Social Sciences, 8(1).
4. Carlbäck, M., Nygren, T., Hägglund, P. (2023), Human Resource Development in Restaurants in Western Sweden–A Human Capital Theory Perspective, Journal of Human Resources in Hospitality & Tourism, 52, 1–26.
5. Casagrandi, R., Rinaldi, S. (2002), A Theoretical Approach to Tourism Sustainability, Conservation Ecology, 6(1).
6. Enders, J. C., Remig, M. (2014), Theories of sustainable development: An introduction. In Theories of Sustainable Development (NV-1 online resource (x, 201 pages), pp. 1–5). Routledge, Taylor & Francis Group London, https://doi.org/10.4324/9781315757926
7. Hair, J. F., Risher, J. J., Sarstedt, M., Ringle, C. M. (2019), When to use and how to report the results of PLS-SEM, European Business Review, 31(1), 2–24, https://doi.org/10.1108/EBR-11-2018-0203.
8. Ngoc, N. M., Tien, N. H., Hieu, V. M., Trang, T. T. T. (2023), Sustainable Integration in Vietnam’s Tourism Industry, World Review of Entrepreneurship Management and Sustainable Development.
9. Nunkoo, R., Sharma, A., Rana, N. P., Dwivedi, Y. K., Sunnassee, V. A. (2023), Advancing sustainable development goals through interdisciplinarity in sustainable tourism research, Journal of Sustainable Tourism, 31(3), 735–759.
10. Özdemir, G., Çelebi, D. (2018), Exploring dimensions of slow tourism motivation, Anatolia, 29(4), 540–552.
11. Rasdi, A. L. M., Som, A. P. M., Azinuddin, M., Nasir, M. N. M., Khan, N. F. A. H. (2022), Local community perspective on responsible tourism and destination sustainability, Planning Malaysia, 20.
12. Rasoolimanesh, S. M., Ramakrishna, S., Hall, C. M., Esfandiar, K., Seyfi, S. (2023), A systematic scoping review of sustainable tourism indicators in relation to the sustainable development goals, Journal of Sustainable Tourism, 31(7), 1497–1517.
13. Streimikiene, D., Svagzdiene, B., Jasinskas, E., Simanavicius, A. (2021). Sustainable tourism development and competitiveness: The systematic literature review, Sustainable Development, 29(1), 259–271.
14. Thanh, N. T. (2023). Nâng cao trách nhiệm của người nông dân làm du lịch ở tỉnh Tiền Giang thông qua hoạt động giao lưu và tiếp xúc văn hóa, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 12(1), 81–90.
15. Timur, S., Getz, D. (2009), Sustainable tourism development: How do destination stakeholders perceive sustainable urban tourism?, Sustainable Development, 17(4), 220–232.
16. Ngô Mỹ Trân, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Trương Ái Thủy Tiên, Ngô Phạm Phương Chi và Trần Mỹ Tiên (2022), Ảnh hưởng của quản trị nguồn nhân lực xanh đến hành vi thân thiện môi trường của nhân viên và hiệu quả hoạt động môi trường của các khách sạn tại thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 58(5), 164–174.
17. Wu, J., Wang, X., Ramkissoon, H., Wu, M.-Y., Guo, Y., Morrison, A. M. (2023), Resource Mobilization and Power Redistribution: The Role of Local Governments in Shaping Residents’ Pro-Environmental Behavior in Rural Tourism Destinations, Journal of Travel Research, https://doi.org/10.1177/00472875231191983.
Đặng Hữu Thoại
Khoa Du lịch, Trường Đại học Tài chính - Marketing
(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 02, tháng 01/2024)
Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/cac-yeu-to-anh-huong-den-phat-trien-du-lich-ben-vung-tinh-tien-giang-a306543.html