Cảnh sát ập vào căn phòng chứa 2600 chiếc điện thoại sáng suốt ngày đêm: 24 người bị bắt giữ cùng 31 tỷ đồng, phanh phui bí mật sau dịch vụ kinh doanh siêu lợi nhuận

Chạy “tương tác ảo” trên các phiên livestream bán hàng trên nền tảng mạng xã hội, một đường dây tội phạm bị bỏ tù.

Dịch vụ lạ trong thời kỳ MXH bùng nổ

Nổi bật trong bức tranh thương mại điện tử đầy sôi động hiện nay, livestream bán hàng đã vươn lên trở thành một kênh bán hàng hiệu quả, thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng mạng xã hội. Do vậy, các nền tảng livestream trên mạng xã hội trở thành một “miếng bánh béo bở” để người bán hàng có thể bán hàng.

Nắm bắt được xu hướng này, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn áp dụng livestream bán hàng vào chiến lược kinh doanh của mình. Nhờ sự tương tác trực tiếp với khách hàng, giải đáp thắc mắc nhanh chóng, tạo dựng niềm tin và thu hút sự quan tâm, livestream bán hàng đã giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh thu một cách đáng kể.

Cùng vì mong muốn được sự “tin tưởng” của khách hàng, dịch vụ cung cấp “tương tác ảo” ra đời. Nhằm giúp lượt livestream thu hút người xem và mua hàng, nhiều người đã tiến hành hành vi trái phép để đẩy tương tác ảo trong mỗi phiên livestream.

Cảnh sát ập vào căn phòng chứa 2600 chiếc điện thoại sáng suốt ngày đêm: 24 người bị bắt giữ cùng 31 tỷ đồng, phanh phui bí mật sau dịch vụ kinh doanh siêu lợi nhuận- Ảnh 1.

Gần đây, cảnh sát Tô Châu Đăng Sơn (tỉnh An Huy, Trung Quốc) đã huy động lực lượng cảnh sát trong thành phố bắt giữ thành công 24 tội phạm tình nghi trong một căn phòng, tịch thu 2600 chiếc điện thoại, 6 chiếc máy tính và tổng số tiền liên quan lên đến 900 vạn NDT (tương đương với 31,4 tỷ VND) liên quan đến một vụ việc tăng tương tác ảo.

Triệt phá đường dây tội phạm

Dựa vào tin cảnh sát tỉnh An Huy cung cấp, từ năm 2022 đến nay, các tội phạm tình nghi đã mua số lượng lớn điện thoại di động nhằm tạo nhiều tài khoản mạng xã hội. Sau đó sử dụng công nghệ chuyển đổi kỹ thuật để có thể điều khiển các điện thoại trên cùng một máy tính.

Theo yêu cầu các đơn đặt hàng yêu cầu đặt hàng trong phạm vi cả nước, hợp đồng dịch vụ ở đây thường cam kết: bên cung cấp sẽ chuẩn bị thiết bị để tăng tương tác ảo trước những phiên livestream, ở trong buổi live thời gian nhất định và cung cấp các dịch vụ để tăng lượt người xem, bình luận, thả tim. Nhằm tạo ra các sản phẩm hot, bán chạy, làm giả hiện tượng hết hàng, kích cầu người tiêu dùng mua hàng.

Theo lời khai, các đối tượng thừa nhận chỉ cần sử dụng một chiếc máy tính có thể điều khiển 100 chiếc điện thoại và mạo danh 100 người dùng. Dựa vào những bức ảnh có liên quan, có thể thấy hàng nghìn chiếc điện thoại được “xếp hàng” ở trong phòng.

Cảnh sát ập vào căn phòng chứa 2600 chiếc điện thoại sáng suốt ngày đêm: 24 người bị bắt giữ cùng 31 tỷ đồng, phanh phui bí mật sau dịch vụ kinh doanh siêu lợi nhuận- Ảnh 2.

Về giá cả của dịch vụ này được tính như sau: cứ 100 người xem trong một giờ là 49 tệ (tương đương với 171 nghìn VND), 10 vạn lượt thả tim là 18 tệ (tương đương với 62 nghìn VND), 30 lượt bình luận là 59 tệ (tương đương với 205 nghìn VND).

Ngày này, khi ngành bán hàng qua livestream phát triển mạnh mẽ, dịch vụ tương tác ảo này cũng âm thầm “phình to”. Nhiều cơ sở lắp đặt hàng trăm điện thoại thành dàn tủ nhiều tầng rồi kết nối đồng bộ chúng với máy chủ để kiểm soát. Chỉ cần 1 chiếc máy tính với “phần mềm điện toán đám mây” người ta có thể điều khiển cùng một lúc hàng nghìn tài khoản MXH trên điện thoại di động “tràn vào” một phòng phát sóng trực tiếp và thực hiện “tăng tương tác” theo hợp đồng đã ký kết.

Dù cách thức thực hiện không quá phức tạp, nhưng có thể đem lại thu nhập khủng nên nhiều đối tượng tham gia vào đường dây này. Sau khi thẩm vấn, các đối tượng bị bắt giữ đã thừa nhận hành vi tội phạm của mình. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

Cảnh sát ập vào căn phòng chứa 2600 chiếc điện thoại sáng suốt ngày đêm: 24 người bị bắt giữ cùng 31 tỷ đồng, phanh phui bí mật sau dịch vụ kinh doanh siêu lợi nhuận- Ảnh 3.

Cảnh sát nhắc nhở: “Không gian mạng không phải là nơi nằm ngoài pháp luật. Những kẻ vi phạm pháp luật trên mạng trong trường hợp này đã thực hiện các hoạt động bất hợp pháp. Họ không chỉ bịa đặt thông tin sai lệch gây nguy hiểm nghiêm trọng đến nguyên tắc cạnh tranh công bằng mà con gây ra mối đe dọa cho sự phát triển lành mạnh của ngành phát sóng trực tiếp.”

Theo Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh tại Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ tăng tương tác ảo là hoạt động quảng cáo thương mại gian dối, gây nhầm lẫn cho khách hàng về sản phẩm của mình hoặc giúp đỡ các nhà kinh doanh thực hiện các hoạt động thương mại sai trái hoặc gây nhầm lẫn là vi phạm pháp luật. Người vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi trái pháp luật và phạt tiền từ 200.000 tệ đến 1 triệu tệ, nếu tình tiết nghiêm trọng có thể phạt tiền không ít hơn; hơn một triệu nhân dân tệ nhưng không quá 2 triệu nhân dân tệ và có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/canh-sat-ap-vao-can-phong-chua-2600-chiec-dien-thoai-sang-suot-ngay-dem-24-nguoi-bi-bat-giu-cung-31-ty-dong-phanh-phui-bi-mat-sau-dich-vu-kinh-doanh-sieu-loi-nhuan-a306404.html