Nguyễn Văn Hải
Giảng viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: nvhai@lhu.edu.vn
Nguyễn Thái Huy
Tác giả liên hệ, Sinh viên Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: nguyenthaihuy1793@gmail.com
Phạm Đình Tấn Tài
Sinh viên, Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: taipham23042003@gmail.com
Nguyễn Thị Hồng
Học viên, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: hong.dens@gmail.com
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Học viên, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lạc Hồng
Email: nguyenthihongnhungkbnn01@gmail.com
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại các doanh nghiệp sản xuất hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tổng cộng 5 nhân tố tác động tích cực đến vận dụng hệ thống kế toán chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gồm: Sự ủng hộ của ban lãnh đạo; Tầm quan trọng về thông tin chi phí; Trình độ nhân viên kế toán; Huấn luyện và đào tạo; Quy mô doanh nghiệp.
Từ khóa: các nhân tố tác động, sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động, doanh nghiệp sản xuất, tỉnh Đồng Nai
Summary
The study aims to identify and measure factors affecting the application of the activity-based costing (ABC) accounting system in manufacturing enterprises operating in Dong Nai Province. The research results indicate that 5 factors positively affect the application of the cost accounting system in manufacturing enterprises in Dong Nai Province, including Support from the management; Importance of cost information; Qualification of accounting staff; Training and education; and Enterprise size.
Keywords: influencing factors, application of the activity-based costing system, manufacturing enterprises, Dong Nai Province
GIỚI THIỆU
Đồng Nai là tỉnh đầy tiềm năng trong khu vực Đông Nam Bộ có khoảng 20.000 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn trong đó các doanh nghiệp sản xuất chiếm khoảng 60%-70% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Đồng Nai. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay.
Trong bối cảnh kinh tế phát triển hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất muốn phát triển kinh doanh, thì sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí là một trong những công cụ hỗ trợ quản lý và điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không chỉ vậy mà còn là yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, hướng đến những mục tiêu đã đề ra trong tương lai và dẫn đến sự thành công trong thị trường khốc liệt ngày nay tại tỉnh Đồng Nai. Do đó, việc xác định và hiểu rõ các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất là vô cùng cần thiết. Các nhân tố này không chỉ tác động đến việc vận dụng phương pháp vào doanh nghiệp sản xuất, mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất quản lý nguồn chi phí hiệu quả, phân bổ chi phí được hợp lý hơn và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp từ đó để doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý và phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Do đó, nghiên cứu này sẽ đưa ra, phân tích và đánh giá các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất tại tỉnh Đồng Nai là điều vô cùng quan trọng.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động ABC
Phương pháp ABC nổi lên từ công trình của Cooper và Kaplan (1991). Phương pháp ABC là một phương pháp quản lý tài chính, giúp nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tối ưu hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Phương pháp này ra đời nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp chi phí truyền thống, cung cấp thông tin chính xác và hữu ích hơn cho quá trình đưa ra quyết định kinh doanh. Nó không chỉ nhằm mục đích định giá chính xác chi phí để hỗ trợ kế toán tài chính, mà còn nhằm mục đích cung cấp thông tin chi phí cho những người tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.
Making (2020) đã tiến hành so sánh giữa phương pháp tính giá thành dựa trên truyền thống và ABC đã được tiến hành. Theo đó, tác giả đưa ra nhận định rằng, sự xuất hiện của phương pháp ABC được coi là một bước phát triển tích cực. Phương pháp ABC mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức bằng cách cung cấp thông tin chất lượng cao giúp ban quản lý đưa ra quyết định hiệu quả về ngân sách, cải thiện quy trình và lập kế hoạch. Bên cạnh đó, phương pháp ABC phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành sản phẩm bằng cách dựa trên chi phí thực tế của từng hoạt động và mức độ ảnh hưởng của các hoạt động đó trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, phương pháp ABC sẽ giúp cho các doanh nghiệp quản lý nguồn ngân sách hiệu quả và đưa ra những quyết định chính.
Các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
Sự ủng hộ của ban lãnh đạo: Shields (1995) cho rằng, sự ủng hộ của ban lãnh đạo là một nhân tố quan trọng trong việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động. Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo trong doanh nghiệp là rất cần thiết và quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Doanh nghiệp có sự ủng hộ, hỗ trợ của ban lãnh đạo, thì sẽ có đủ nguồn lực tài chính, giải quyết những xung đột xảy ra có thể xảy ra trong doanh nghiệp và đưa ra cách thức triển khai trong việc vận dụng phương pháp ABC. Do đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H1: Sự ủng hộ của ban lãnh đạo có tác động mạnh mẽ và tích cực đến Sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí (ABC) dựa trên cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tầm quan trọng về thông tin chi phí: Theo Taha Ahmadzadeh và cộng sự (2011), đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc vận dụng phương pháp ABC. Các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu dựa vào thông tin chi phí để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác và hợp lý góp phần làm giảm chi phí và tăng doanh thu kéo theo tăng thêm lợi nhuận. Điều này cho thấy, tầm quan trọng về thông tin chi phí càng gia tăng, thì việc vận dụng thông tin này vào phương pháp ABC càng hiệu quả hơn. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H2: Tầm quan trọng về thông tin chi phí có tác động mạnh mẽ và tích cực đến Sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí (ABC) dựa trên cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trình độ nhân viên kế toán: Theo Nguyễn Thị Mộng Điều (2018), đây là nhân tố tác động mạnh mẽ trong việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động vào các doanh nghiệp sản xuất. Các nhân viên trong bộ máy kế toán nếu không có kiến thức và chuyên môn thì sẽ gặp khó khăn trong việc xác định và phân loại hoạt động làm cho việc thực hiện phân tích chi phí thiếu chính xác hơn. Sự am hiểu của nhân viên kế toán là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện phương pháp ABC. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H3: Trình độ nhân viên kế toán có tác động mạnh mẽ và tích cực đến Sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí (ABC) dựa trên cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Huấn luyện và đào tạo: Bariweni Binaebi (2013) cho rằng, đây là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất. Việc huấn luyện và đào tạo giúp cho nhân viên có thể hiểu biết thêm về những nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của phương pháp này. Đồng thời, nó cũng giúp cho nhân viên có thêm kỹ năng phân tích dữ liệu về chi phí và phân bổ chi phí cho hợp lý đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H4: Huấn luyện và đào tạo có tác động mạnh mẽ và tích cực đến Sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí (ABC) dựa trên cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Quy mô doanh nghiệp: Taha Ahmadzadeh, Hossien Etemadi và Ahmed Pifeh (2011) đã chỉ ra rằng, Quy mô doanh nghiệp tác động tích cực trong việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, thì sẽ có nhiều sản phẩm, dịch vụ để thực hiện phương pháp này, nhưng đòi hỏi việc áp dụng phương pháp ABC phải chi tiết để xác định và phân loại các hoạt động ảnh hưởng đến chi phí. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất lớn thường có hệ thống thông tin phát triển và đội ngũ nhân viên đa dạng nên việc vận dụng phương pháp này sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết như sau:
H5: Quy mô doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ và tích cực đến Sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí (ABC) dựa trên cơ sở hoạt động trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nghiên cứu có liên quan, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.
Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: nhóm tác giả đề xuất
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính qua việc nghiên cứu và xem xét tài liệu, tổng hợp lý thuyết nền và các công cụ so sánh đã giúp nhóm tác giả xác định được các nhân tố tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động – nghiên cứu hoạt động ở các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng được thực hiện từ tháng 6/2024-10/2024, áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế trực tuyến qua Google Form và được gửi đến 200 nhân viên kế toán cũng như chuyên gia trong lĩnh vực này. Sau khi loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu, 178 phiếu hợp lệ đã được thu thập, đáp ứng tiêu chỉ tiêu tối thiểu về kích thước mẫu cho nghiên cứu. Dữ liệu từ bảng khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0. Sau khi tiến hành mã hóa và làm sạch, dữ liệu sẽ được phân tích thông qua các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả
Bảng 1: Kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Số lượng khách hàng tham gia khảo sát (N = 316) | ||
Tiêu chí | Số lượng | Tỷ lệ (%) |
Giới tính | ||
Nam | 80 | 44,9 |
Nữ | 98 | 55,1 |
Tổng | 178 | 100 |
Độ tuổi | ||
Từ 18-22 | 54 | 30,3 |
Từ 22-27 tuổi | 61 | 34,3 |
Từ 27-35 tuổi | 41 | 23,0 |
Trên 35 tuổi | 22 | 12,4 |
Tổng | 178 | 100 |
Chức vụ | ||
Kế toán trưởng | 10 | 5,6 |
Kế toán tổng hợp | 21 | 11,8 |
Kế toán viên | 60 | 33,7 |
Khác | 87 | 48,9 |
Tổng | 178 | 100 |
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả
Dữ liệu (Bảng 1) cung cấp thông tin về đặc điểm mẫu nghiên cứu với tổng cộng 178 người tham gia, được phân loại theo giới tính và độ tuổi. Về giới tính, số lượng nữ giới là 98, chiếm 55,1%, trong khi nam giới có 80 người, tương đương 44,9%. Điều này cho thấy có sự tham gia cao hơn từ nữ giới trong mẫu nghiên cứu. Về độ tuổi, nhóm từ 22 đến 27 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,3%, tiếp theo là nhóm từ 18 đến 22 tuổi với 30,3%. Nhóm từ 27 đến 35 tuổi chiếm 23% và nhóm trên 35 tuổi có tỷ lệ thấp nhất, chỉ 12,4%. Từ những số liệu này, có thể thấy rằng mẫu nghiên cứu chủ yếu là người trẻ, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 22 đến 27. Về chức vụ, có 10 đối tượng khảo sát là kế toán trưởng với tỷ lệ 5,6%, tiếp theo là kế toán tổng hợp chiếm tỷ lệ 11,8%; tiếp theo là 60 đối tượng khảo sát là kế toán viên chiếm tỷ lệ 33,7% và cuối cùng là 87 đối tượng là khác, ở đây là thực tập sinh và sinh viên chuyên ngành kế toán chiếm tỷ lệ 48,9%. Điều này cho thấy, đối tượng được khảo sát nhiều nhất là thực tập sinh và sinh viên các trường đại học chuyên ngành kế toán.
Kiểm định chất lượng thang đo
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho 5 nhóm nhân tố cho thấy, tất cả đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6. Ngoài ra, các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ bất kỳ thang đo nào cũng đều nhỏ hơn giá trị Cronbach’s Alpha tổng thể của nhóm. Điều này chứng tỏ rằng, các biến quan sát trong các thang đo đều có độ tin cậy cao. Vì vậy, tất cả các biến quan sát ban đầu sẽ được giữ lại để tiếp tục phân tích EFA (Bảng 2).
Bảng 2: Kết quả kiểm định thang đo của các yếu tố theo hệ số Cronbach’s Alpha
Mã hóa | Nhân tố | Biến thang đo | Cronbach’s Alpha |
BLD | Ban lãnh đạo | BLD1,BLD2,BLD3,BLD4 | 0,833 |
TTCP | Thông tin chi phí | TTCP1,TTCP2,TTCP3,TTCP4 | 0,823 |
TDNV | Trình độ của nhân viên | TTND1,TTND2,TDNV3 | 0,806 |
HLDT | Huấn luyện đào tạo | HLDT1,HLDT2,HLDT3 | 0,811 |
QMDN | Quy mô doanh nghiệp | QMDN1,QMDN2,1MDN3 | 0,834 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích EFA
Kiểm định EFA các biến độc lập
Bảng 3: Kiểm định KMO và Barlett của các biến độc lập
KMO | 0,859 | |
Kiểm định Bartlett | Chi bình phương xấp xỉ | 1375,136 |
df | 136 | |
Sig. | 0,000 |
Kết quả phân tích (Bảng 3) cho thấy, chỉ số KMO = 0,859 (> 0,5), điều này cho thấy, việc phân tích các nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett cho giá trị 1375,136 với hệ số Sig. = 0,000, nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, chứng tỏ rằng dữ liệu sử dụng cho phân tích EFA là hoàn toàn hợp lý.
Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố các thang đo nhân tố sau khi xoay nhân tố
| Nhân tố | |||||
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
|
BLD3 | 0,777 |
|
|
|
|
|
BLD4 | 0,773 |
|
|
|
|
|
BLD2 | 0,762 |
|
|
|
|
|
BLD1 | 0,779 |
|
|
|
| |
TTCP2 |
| 0,775 |
|
|
|
|
TTCP4 |
| 0,770 |
|
|
|
|
TTCP3 |
| 0,768 |
|
|
| |
TTCP1 |
| 0,739 |
|
|
| |
TDNV3 |
|
| 0,860 |
|
|
|
TNDV2 |
|
| 0,848 |
|
| |
TDNV1 |
|
| 0,742 |
|
| |
QMDN3 |
|
|
| 0,835 |
|
|
QMDN1 |
|
|
| 0,774 |
| |
QMDN2 |
|
|
| 0,747 |
| |
HLDT3 |
|
|
|
| 0,844 |
|
HLDT2 |
|
|
|
| 0,781 |
|
HLDT1 |
|
|
|
| 0,632 |
|
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận nhân tố xoay (Bảng 4) cho thấy: hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều > 0,5, cho thấy các nhân tố thỏa mãn điều kiện. Số nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố là 5, điều này phù hợp và đạt yêu cầu với giả thuyết ban đầu về các biến đo lường tương ứng cho từng nhân tố.
Phân tích EFA biến phụ thuộc
Bảng 5: Kiểm định KMO và Barlett của biến phụ thuộc
KMO | 0,696 | |
Kiểm định Bartlett | Chi bình phương xấp xỉ | 178,231 |
df | 3 | |
Sig. | 0,000 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích EFA (Bảng 5) cho thấy, chỉ số KMO = 0,696 (> 0,5). Điều này cho thấy, việc phân tích các nhân tố là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. Kết quả kiểm định Bartlett cho giá trị 178,231 với hệ số Sig. = 0,000, nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, chứng tỏ rằng dữ liệu sử dụng cho phân tích EFA là hoàn toàn hợp lý.
Bảng 6: Kết quả phân tích nhân tố của biến phụ thuộc sau khi xoay ma trận
| Nhân tố |
| 1 |
SVD1 | 0,878 |
SVD2 | 0,862 |
SVD3 | 0,806 |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích (Bảng 6) cho thấy, hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 cho thấy các nhân tố thỏa mãn điều kiện. Số nhân tố tạo ra khi phân tích nhân tố là 1, điều này phù hợp và đạt yêu cầu với giả thuyết ban đầu về các biến đo lường tương ứng cho từng nhân tố.
Phân tích hồi quy bội
Thực hiện phân tích hồi quy với 5 biến độc lập: (1) Sự ủng hộ của ban lãnh đạo – BLD; (2) Tầm quan trọng về thông tin chi phí – TTCP; (3) Trình độ nhân viên kế toán – TDNV; (4) Huấn luyện và đào tạo – HLDT; (5) Quy mô doanh nghiệp – QMDN.
Bảng 7: Hệ số R2 điều chỉnh
Mô hình | R | R2 | R2 điều chỉnh | Sai số chuẩn | Durbin-Watson |
1 | 0,822a | 0,676 | 0,667 | 0,41771 | 1,633 |
a. Biến dự đoán: (hằng số), BLD, TTCP, TDNV, HLDT, QMDN | |||||
b. Biến phụ thuộc: SVD |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích (Bảng 7) cho thấy, hệ số R2 hiệu chỉnh = 66,7% > 50%. Cùng với đó, kiểm định F trong bảng ANOVA cho thấy, giá trị này có ý nghĩa thống kê với Sig.
Bảng 8: Kết quả mô hình hồi quy
Mô hình | Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa | Hệ só hồi quy chuẩn hóa | t | Sig. | Kiểm tra đa cộng tuyến | |||
B | Sai số chuẩn | Beta | Độ lệch chuẩn | VIF | ||||
| (Hằng số) | 0,630 | 0,187 |
| 3,365 | 0,001 |
|
|
BLD | 0,188 | 0,047 | 0,222 | 4,040 | 0,000 | 0,624 | 1,602 | |
TTCP | 0,195 | 0,046 | 0,228 | 4,269 | 0,000 | 0,659 | 1,517 | |
TDNV | 0,150 | 0,037 | 0,194 | 4,049 | 0,000 | 0,818 | 1,233 | |
HLDT | 0,210 | 0,048 | 0,250 | 4,374 | 0,000 | 0,577 | 1,732 | |
QMDN | 0,184 | 0,043 | 0,236 | 4,288 | 0,000 | 0,620 | 1,612 | |
a. Biến phụ thuộc: SVD |
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu của nhóm tác giả
Kết quả phân tích hồi quy (Bảng 8) cho thấy, giá trị Sig của các biến độc lập BLD, TTCP, TDNV, HLDT, QMDN đều
SVD = 0,222BLD + 0,228TTCP + 0,194TDNV + 0,250HLDT + 0,236QMDN
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố của mô hình tác động đến Sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên trên cơ sở hoạt động (ABC) nghiên cứu hoạt động các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo mức độ giảm dần như sau: Huấn luyện và đào tạo (β = 0,250); tiếp theo là nhân tố Quy mô doanh nghiệp (β = 0,236), Tầm quan trọng về thông tin chi phí (β = 0,228), Sự ủng hộ của ban lãnh đạo (β = 0,222) và cuối cùng là Trình độ nhân viên kế toán (β = 0,194).
Huấn luyện và đào tạo với hệ số tác động = 0,250, là nhân tố tác động mạnh nhất trong mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả trong nhân tố của mô hình đều tác động đến sự vận dụng phương pháp ABC nghiên cứu hoạt động các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Điều này cho thấy, việc đào tạo nền nóng cho sự phát triển vô cùng quan trọng đối với một cá nhân hay tập thể, huấn luyện và đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc của nhân viên. Qua quá trình này, nhân viên có thể thích ứng với thay đổi trong công nghệ và thị trường, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng cường năng suất. Đào tạo không chỉ giúp phát hiện và phát triển tài năng, mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự đổi mới và cải thiện sự hài lòng của nhân viên.
Nhân tố tác động mạnh thứ hai là Quy mô doanh nghiệp với hệ số = 0,236. Quy mô doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc vận dụng phương pháp ABC. Ngoài ra, quy mô lớn cho phép doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ hiện đại và đủ điều kiện để triển khai các bước ABC để áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất, phân bổ rủi ro hiệu quả hơn và xây dựng thương hiệu mạnh.
Tầm quan trọng về thông tin chi phí với hệ số tác động = 0,228, là nhân tố tác động thứ ba trong mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả. Thông tin chi phí đóng vai trò quan trọng trong quản lý và ra quyết định kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra các biện pháp cải tiến cần thiết. Dữ liệu chi phí cung cấp cơ sở cho các nhà quản lý trong việc quyết định chiến lược, từ giá bán đến đầu tư và cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, thông tin chi phí hỗ trợ lập kế hoạch ngân sách và dự báo tài chính, giúp doanh nghiệp chuẩn bị cho tương lai. Việc theo dõi chi phí cũng cho phép doanh nghiệp nhận diện các khoản chi không cần thiết, từ đó tối ưu hóa nguồn lực.
Sự ủng hộ của ban lãnh đạo với hệ số = 0,222, là nhân tố tác động thứ tư trong mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả. Sự ủng hộ của ban lãnh đạo là nhân tố quyết định trong việc triển khai và vận dụng thành công phương pháp ABC. Ban lãnh đạo có thể tạo điều kiện thuận lợi bằng cách cung cấp nguồn lực cần thiết, bao gồm: tài chính, nhân lực và thời gian cho quá trình triển khai. Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy văn hóa tổ chức, khuyến khích nhân viên tham gia vào việc vận dụng ABC. Khi ban lãnh đạo cam kết với hệ thống này, nhân viên sẽ cảm thấy an tâm và có động lực hơn, đồng thời sự ủng hộ còn giúp giải quyết sự kháng cự từ các bộ phận trong tổ chức. Hơn nữa, sự hỗ trợ từ lãnh đạo cho phép hệ thống ABC được tích hợp vào các quyết định chiến lược, nâng cao tính hiệu quả trong quản lý chi phí và hoạt động.
Nhân tố cuối cùng đó chính là Trình độ nhân viên kế toán với hệ số = 0,194 tác động đến sự vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên trên cơ sở hoạt động (ABC) nghiên cứu hoạt động các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trình độ của nhân viên kế toán đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài chính và quản lý của doanh nghiệp sản xuất. Những nhân viên kế toán có trình độ cao sẽ đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kế toán chính xác, từ đó phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính. Họ cũng có khả năng phân tích và kiểm soát chi phí, giúp tối ưu hóa nguồn lực và cải thiện lợi nhuận. Ngoài ra, nhân viên kế toán nắm vững các quy định pháp lý, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng các luật lệ liên quan. Họ cung cấp thông tin tài chính chính xác và kịp thời, hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định chiến lược cho doanh nghiệp và định hướng trong tương lai.
Hàm ý quản trị
Qua kết quả kiểm định từ mô hình nghiên cứu ở trên, nhóm tác giả đưa ra một số hàm ý quản trị để nâng cao việc vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
Đối với sự ủng hộ của ban lãnh đạo: Ban lãnh đạo phải chủ động trong việc định hình các mục tiêu và kỳ vọng rõ ràng, đồng thời khuyến khích tinh thần tự quản lý và chủ động từ mỗi cá nhân trong tổ chức. Đồng thời, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân trong công ty và xây dựng các chương trình và sự kiện nội bộ cho công ty nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần sáng tạo của từng nhân viên
Đối với tầm quan trọng về thông tin chi phí: Ghi nhận các chi phí một cách chính xác và đầy đủ, nếu hệ thống ghi nhận và tính toán chi phí bị lỗi, nó sẽ dẫn đến những sai lệch nghiêm trọng trong quá trình đánh giá, thậm chí có thể khiến doanh nghiệp loại bỏ những sản phẩm thực sự có lợi nhuận, và tiếp tục duy trì các sản phẩm không hiệu quả, gây tổn thất tài chính.
Đối với trình độ nhân viên kế toán: Các nhân viên kế toán cần nâng cao kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển tư duy chiến lược và khả năng thích ứng với các thay đổi trong ngành. Đồng thời, các doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và chương trình học tập, giúp nhân viên kế toán nắm bắt kịp thời những thay đổi về quy định, chuẩn mực kế toán, cũng như các xu hướng công nghệ mới. Điều này không chỉ giúp họ duy trì sự chính xác trong công việc, mà còn phát triển khả năng phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu.
Đối với huấn luyện và đào tạo: Đây là nhân tố then chốt ảnh hưởng đến sự thành công trong việc áp dụng phương pháp ABC vào các doanh nghiệp sản xuất. Việc huấn luyện và đào tạo không chỉ cung cấp cho nhân viên kiến thức cơ bản về hệ thống ABC mà còn giúp họ thực hành và áp dụng nó một cách hiệu quả, từ đó giảm bớt sự e ngại và nâng cao sự thoải mái khi sử dụng hệ thống này. Vì vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp nên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên được tham gia bồi dưỡng, học tập liên tục và chủ động trong việc mời các chuyên gia thành công trong lĩnh vực này để trao đổi mang tính chất thực tế hơn trong việc áp dụng phương pháp này vào doanh nghiệp (Vuong và Nguyen, 2024).
Đối với quy mô doanh nghiệp: Nhà quản lý doanh nghiệp cần phải xem xét và chú trọng điều chỉnh quy mô theo mẫu đặc thù doanh nghiệp của mình, bao gồm: quy mô, loại hình, và lĩnh vực hoạt động để đảm bảo sự vận dụng hệ thống ABC đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh quy mô doanh nghiệp cho phù hợp nhằm tối ưu hóa hiệu suất hoạt động và lợi nhuận. Điều này đòi hỏi phải linh hoạt trong việc quản lý và phải có được sự đồng thuận từ các bên liên quan trong doanh nghiệp để có thể áp dụng được phương pháp ABC một cách hiệu quả nhất./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmadzadeh, T., Etemadi, H. and Pifeh, A. (2011), Exploration of factors influencing on choice the activity-based costing system in Iranian organizations, International journal of business administration, 2(1), 61-67.
2. Binaebi, B. (2013), Analysis of factors influencing activity-based costing applications in the hospitality industry in Yenagoa, Nigeria, Asian Journal of Business Management, 5(3), 284-290.
3. Cooper và Kaplan (1991), Profit Priorities from Activity-Based Costing, retrieved from https://hbr.org/1991/05/profit-priorities-from-activity-based-costing
4. Making, I. (2020), Activity based costing system and its role in decision making. A case study of cement companies in kurdistan region of iraq, International Journal of Psychosocial Rehabilitation, 24(06), 5915-5929.
5. Nguyễn Thị Mộng Điều (2018), Các nhân tố tác động đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (Abc–Activity Basedcosting) của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
6. Shields, M.D. (1995), An Empirical Analysis of Firms' Implementation Experiences with Activity-Based Costing, Journal of management accounting research, 7.
7. Vuong, Q. H., Nguyen, M. H. (2024). Further on informational quanta, interactions, and entropy under the granular view of value formation. https://books.google.com/books/about?id=vy4ZEQAAQBAJ
Ngày nhận bài: 12/10/2024; Ngày phản biện: 25/10/2024; Ngày duyệt đăng: 12/11/2024 |