Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập (KQHT) của sinh viên Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU-SIS). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố được xác định có tác động tới “KQHT” của sinh viên bao gồm: Động cơ học tập; Phương pháp học tập; Cơ sở vật chất; Phương pháp giảng dạy và Gia đình, bạn bè. Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS 26 dựa trên dữ liệu khảo sát 188 sinh viên của VNU-SIS cho thấy, chỉ có 3/5 nhân tố có tác động là Gia đình, bạn...

Từ khóa: kết quả học tập, sinh viên liên ngành, VNU-SIS, Đại học Quốc gia Hà Nội

Summary

The study evaluates the factors affecting the academic results of students of the Faculty of Interdisciplinary Sciences, Hanoi National University (VNU-SIS). Research results show that there are 5 factors ithat have an impact on students' academic results, including: Learning motivation; Learning methods; Infrastructure; Teaching methods and Family and friends. Results of analysis using SPSS 26 software based on survey data of 188 students of VNU-SIS show that only 3 out of 5 factors namely Family and friends (specifically, Family's interest); Students' learning methods (specifically Self-study ability); and Students' learning motivation, that have an influence on academic results in descending order. This is also the basis for the authors to propose some solutions to improve the academic results for VNU-SIS students.

Keywords: academic results, interdisciplinary students, VNU-SIS, Hanoi National University

GIỚI THIỆU

SIS-VNU là đơn vị trọng điểm về đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao đối với các chương trình có tính liên ngành, sáng tạo và nghệ thuật. Được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân từ năm 2021, tính tới năm học 2022-2023, VNU-SIS đã có 2 khóa đào tạo với hơn 600 sinh viên ở 4 ngành: Thương hiệu; Di sản; Giải trí và Đô thị. Trong bối cảnh mới, nhu cầu nghiên cứu về KQHT của sinh viên và những nhân tố ảnh hưởng đã được đặt ra như một tất yếu nhằm đưa ra được một số đề xuất giải pháp cho sinh viên cũng như bộ phận quản lý để cải tiến tốt hơn chất lượng dạy và học của nhà trường.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết

Hoạt động học tập

Dưới góc nhìn của Tâm lý học, hoạt động học tập là hoạt động chuyển hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho người học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân (động cơ, ý chí…), càng phát huy cao bao nhiêu, thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó, hoạt động học làm thay đổi chính người học.

Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hóa, hệ thống hóa.

KQHT

KQHT là mức độ đạt được kiến thức, kỹ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó. KQHT của sinh viên phản ánh quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên trên giảng đường đại học (An và cộng sự, 2016).

Theo quan niệm này, KQHT của sinh viên được đánh giá thông qua điểm tích lũy. Trong khi đó, Đinh Thị Hóa và cộng sự (2018) cho rằng, KQHT là đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng họ thu nhận được trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trường.

Trong nghiên cứu này, KQHT được định nghĩa là đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trường, dựa trên đánh giá của sinh viên về kiến thức và kỹ năng thu nhận được trong quá trình học tập. Cách đánh giá này cũng được đề cập tới trong nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010).

Các nhân tố ảnh hưởng tới KQHT

- Động cơ học tập: Động cơ học tập là yếu tố xuất phát từ nội tại, bên bên trong mỗi sinh viên từ đó có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình học tập của sinh viên đó và quyết định đến KQHT của sinh viên (Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự, 2020). Động cơ học tập phản ánh mức độ định hướng, tập trung và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập những nội dung của môn học. Thang đo động cơ học tập của sinh viên trong nghiên cứu này dựa trên thang đo của Cole và cộng sự (2004).

- Phương pháp học tập: Nghiên cứu của Võ Thị Tâm (2010) đã chỉ ra, Phương pháp học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên. Việc xây dựng được phương pháp học tập phù hợp sẽ là bàn đạp giúp sinh viên cải thiện được KQHT của mình. Phương pháp học tập được xây dựng trong hai quá trình học tại nhà và quá trình học tập trên lớp.

- Gia đình, bạn bè: Gia đình là nền tảng cơ bản cho sự hình thành và phát triển của con người và có ảnh hưởng lớn đến KQHT của sinh viên (Phan Thị Hồng Thảo và cộng sự, 2020). Bên cạnh đó, bạn bè cũng có nhiều tác động tới quá trình học tập của mỗi người (Đỗ Hữu Tài, 2016), vì bạn bè là những người cùng lứa tuổi và dễ dàng tiếp cận nên việc trao đổi kiến thức giữa họ diễn ra một cách dễ dàng hơn so với giảng viên. Nhân tố ảnh hưởng của bạn bè đề cập tới những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên có được nhờ vào sự chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

- Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga (2013) đã chỉ ra các giả thiết về các nhân tố thuộc cơ sở vật chất ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên: Chất lượng phòng học (bàn, ghế, ánh sáng, projector...); Sách, báo, tài liệu tham khảo tại thư viện trường; Hệ thống điện, nước, vệ sinh môi trường; Hệ thống mạng Internet của nhà trường được kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho học tập.

- Giảng dạy của giảng viên: Theo Lê Đình Hải (2016), khả năng truyền đạt của giảng viên có ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức trong quá trình học tập hay phương pháp tổ chức môn học và sự tương tác với sinh viên cũng ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên. Nghiên cứu này sẽ đề cập kiến thức, khả năng truyền đạt, phương pháp tổ chức môn học và sự tương tác với sinh viên của giảng viên có ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu tại các quốc gia, trường đại học về các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT, nghiên cứu này thực hiện khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên VNU-SIS. Các nhân tố, thang đo trong bài sẽ dựa trên các nghiên cứu trước và chọn lọc những biến được nghiên cứu lặp lại nhiều lần để khảo sát. Kết quả, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình.

Hình: Mô hình nhóm nghiên cứu đề xuất

Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Các giả thuyết cho các yếu tố trong mô hình phân tích cụ thể là:

H1: Động cơ học tập ảnh hưởng tích cực tới KQHT của sinh viên VNU-SIS.

H2: Phương pháp học tập ảnh hưởng tích cực tới KQHT của sinh viên VNU-SIS.

H3: Gia đình, bạn bè có ảnh hưởng tích cực tới KQHT của sinh viên VNU-SIS.

H4: Cơ sở vật chất ảnh hưởng tích cực tới KQHT của sinh viên VNU-SIS.

H5: Phương pháp giảng dạy của giảng viên có ảnh hưởng tích cực tới KQHT của sinh viên VNU-SIS.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chính để thu thập dữ liệu là khảo sát trên diện rộng bằng phiếu hỏi. Trong thời gian 1 tháng (tháng 4/2023), nhóm tác giả đã gửi phiếu hỏi đến đối tượng là sinh viên hệ cử nhân Khóa I và Khóa II đang tham gia học tập tại VNU-SIS. Phiếu thu về được làm sạch, loại bỏ đi những phiếu có câu trả lời hoàn toàn ở mức 1 hoặc hoàn toàn ở mức 5. Tổng số phiếu sau khi được làm sạch và đưa vào phân tích dữ liệu là 188 phiếu.

Các kỹ thuật phân tích được sử dụng trong phần báo cáo này gồm: kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích yếu tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội. Phần mềm được sử dụng trong phân tích là SPSS 26.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đánh giá chất lượng và độ tin cậy thang đo

Tiến hành phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo trong từng nhân tố, có kết quả như thống kê ở Bảng 1.

Bảng 1: Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo

Thang đo đã mã hóa

Lần 1

Lần 2

Hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan với biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha khi lại bỏ thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số tương quan với biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha khi lại bỏ thang đo

DC

0,704

DC1

0,460

0,659

DC2

0,452

0,665

DC3

0,491

0,640

DC4

0,559

0,597

HT

0,919

HT1

0,419

0,921

HT2

0,685

0,911

HT3

0,697

0,911

HT4

0,578

0,915

HT5

0,642

0,913

HT6

0,736

0,909

HT7

0,700

0,911

HT8

0,723

0,910

HT9

0,691

0,911

HT10

0,672

0,912

HT11

0,631

0,913

HT12

0,706

0,910

HT13

0,592

0,915

VC

0,876

VC1

0,724

0,845

VC2

0,686

0,854

VC3

0,682

0,855

VC4

0,745

0,840

VC5

0,696

0,852

GD

0,837

0,897

GD1

0,028

0,872

GD2

0,273

0,847

GD3

0,617

0,816

0,588

0,891

GD4

0,513

0,824

0,519

0,896

GD5

0,639

0,814

0,699

0,883

GD6

0,661

0,811

0,700

0,883

GD7

0,654

0,811

0,697

0,883

GD8

0,648

0,812

0,721

0,881

GD9

0,696

0,808

0,750

0,879

GD10

0,620

0,815

0,669

0,885

GD11

0,555

0,821

0,601

0,891

BB

0,904

BB1

0,616

0,897

BB2

0,689

0,893

BB3

0,679

0,894

BB4

0,452

0,907

BB5

0,716

0,892

BB6

0,627

0,897

BB7

0,675

0,894

BB8

0,621

00,897

KQHT

0,840

KQHT1

0,555

0,844

KQHT2

0,748

0,763

KQHT3

0,631

0,815

KQHT4

0,773

0,750

Nguồn: Phân tích dữ liệu khảo sát (2023)

Kết quả phân tích độ tin cậy cho thấy, hai thang đo GD1, GD2 trong nhân tố Phương pháp giảng dạy của giảng viên bị loại bỏ, do có hệ số Cronbach’s Alpha khi loại bỏ thang đo > hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố, đồng thời hệ số tương quan với biến tổng hệ số Cronbach’s Alpha của nhân tố HT, nhân tố KQHT, nhưng lại có hệ số tương quan với biến tổng > 0,3, nên vẫn được giữ lại để phân tích nhân tố khám phá.

Tiếp tục phân tích độ tin cậy vòng 2 đối với yếu tố GD, cho kết quả đạt trên 0,6. Các thang đo của nhân tố cũng đáp ứng yêu cầu > 0,6 nên đảm bảo độ tin cậy và tiếp tục đưa vào phân tích EFA.

Phân tích EFA với các biến độc lập được tiến hành 8 vòng. Tại vòng cuối cùng (vòng 8), các thang đo đảm bảo các yêu cầu và hội tụ thành 5 nhân tố sau: Động cơ học tập (DC): gồm 5 thang đo DC1-2-3-4 và HT1; Phương pháp học tập của sinh viên (HT) gồm 5 thang đo HT6-8-10-12-13; Cơ sở vật chất (VC) gồm 4 thang đo VC1-2-3-4; Phương pháp giảng dạy của giảng viên (GD) gồm 6 thang đo GD4-5-6-8-9-11; Gia đình, bạn bè (BB) gồm 5 thang đo BB3-5-7-9-10.

Với biến phụ thuộc KQHT, phân tích được tiến hành tương tự và cho ra kết quả cả 4 thang đo KQHT1-2-3-4 đều hội tụ về nhân tố KQHT.

Phân tích hồi quy

Bảng 2: Kết quả phân tích hồi quy

Tóm tắt mô hình b

Mô hình

R

R2

R2 đã điều chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Durbin-Watson

1

0,704a

0,495

0,481

0,51385

1,942

a, Biến dự đoán: (Hằng số), BB, DC, VC, GD, HT

b, Biến phụ thuộc: KQHT

ANOVAa

Mô hình

Bình phương tổng

df

Bình phương trung bình

F

Sig,

1

Hồi quy

47,124

5

9,425

35,694

0,000b

Phần dư

48,055

182

0,264

Total

95,179

187

a, Biến phụ thuộc: KQHT

b, Biến dự đoán: (Hằng số), BB, DC, VC, GD, HT

Hệ số a

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số hóa

t

Sig,

Thống kê cộng gộp

B

Std, Error

Beta

Dung sai

VIF

1

(Hằng số)

0,403

0,279

1,444

0,150

DC

0,160

0,074

0,142

2,167

0,032

0,650

1,539

HT

0,345

0,069

0,375

5,033

0,000

0,499

2,005

VC

-0,067

0,069

-0,069

-0,980

0,328

0,565

1,770

GD

0,073

0,074

0,072

0,985

0,326

0,520

1,924

BB

0,353

0,076

0,327

4,642

0,000

0,559

1,790

a. Biến phụ thuộc: KQHT

Nguồn: Phân tích dữ liệu khảo sát (2023)

Kết quả hồi quy ở Bảng 2 (ANOVA) cho thấy, sự phù hợp của mô hình với chỉ số F có ý nghĩa thống kê (F = 35,694 và P = 0,000). Chỉ tiêu R2 hiệu chỉnh = 0,481 phản ánh rằng, các biến độc lập giải thích được tới 48,1% sự biến thiên của biến độc lập. 4/5 chỉ số VIF của các biến độc lập cũng đều

Mô hình có 2 chỉ số kém đó là R2 chỉ gần đạt 50% và chỉ số VIF của biến độc lập HT = 2,005 > 2. Tuy nhiên, soi chiếu sang chỉ số Dung sai bên cạnh VIF, ta thấy các chỉ số này đều đạt mức 0,5 (thấp nhất là 0,499), nên hiện tượng đa cộng tuyến có thể coi là không có.

Phương trình hồi quy tuyến tính đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng tới KQHT của sinh viên VNU-SIS được xác lập như sau:

KQHT = 0,403 + 0,160DC + 0,345HT + 0,353BB (1)

Do các biến độc lập có cùng đơn vị đo lường (là thang đo Likert 5 bậc), nên nhóm tác giả sử dụng hệ số beta chưa chuẩn hóa để viết phương trình.

Phương trình hồi quy (1) cho thấy chỉ có 3/5 nhân tố (Động cơ học tập của sinh viên; Phương pháp học tập của sinh viên; Gia đình, bạn bè) là có tác động tích cực tới KQHT của sinh viên của VNU-SIS với P-value 0,05.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Phân tích dữ liệu khảo sát từ 188 sinh viên Khóa 1 và Khóa 2 của VNU-SIS cho thấy, có 3/5 nhân tố có ảnh hưởng tích cực theo mức độ giảm dần tới KQHT của sinh viên của VNU-SIS là: Gia đình; Phương pháp học tập của sinh viên; và Động cơ học tập của sinh viên. Hai nhân tố còn lại là Cơ sở vật chất; Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa đủ cơ sở để khẳng định là có sự tác động tới KQHT của sinh viên của những sinh viên này.

Một số khuyến nghị

Thông qua những kết luận ở trên, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao KQHT của sinh viên Khoa Các khoa học liên ngành VNU-SIS như sau:

(1) Đối với bản thân sinh viên: có 2 nhân tố có ảnh hưởng tích cực tới KQHT của sinh viên đó là Động cơ học tập và Khả năng tự học. Để tăng cường 2 nhân tố này, góp phần giúp KQHT của sinh viên được tốt hơn, thì:

- Trước hết, sinh viên cần xác định được mong muốn của bản thân về học tập, công việc, gia đình, sức khỏe, tích lũy ra sao từ đó đưa ra mục tiêu rõ ràng ngắn hạn hay dài hạn. Từ lộ trình như thế này, sinh viên sẽ xác định được động cơ học tập rất cụ thể và hướng đích của mình để từ đó tạo được tâm thế sẵn sàng, kiên định, cố gắng trong suốt quá trình học tập.

- Tiếp theo đó, cần phải có một phương pháp học tập, cụ thể là phương pháp tự học phù hợp.

(2) Đối với gia đình: Trong suốt quá trình học tập của sinh viên, không thể thiếu nhân tố Gia đình khi họ là người có vai trò lớn trong việc động viên, chu cấp nguồn lực, giúp đỡ, trao đổi thông tin và chia sẻ khó khăn cùng nhau. Những sinh viên có gia đình khó khăn, nhưng luôn động viên các em học tập cũng sẽ có được KQHT tích cực. Gia đình cũng là tấm gương sáng để con em noi theo, chính vì vậy mà gia đình cần tạo được nền tảng tốt, là tấm gương tốt để con em nhìn vào đó mà học tập, phấn đấu.

(3) Đối với Nhà trường: Những người quản lý cần xem xét, đưa ra những yếu tố đóng góp vào việc xây dựng hình ảnh, chẳng hạn như sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, tính đồng nhất trong sự liên kết, sự tiếp xúc giữa các cá nhân, chất lượng đào tạo, cơ sở hạ tầng… Cùng đó là những hành động xúc tiến, quảng bá nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu đối với sinh viên và các nhóm công chúng khác mà Khoa hướng đến. Điều này góp phần tạo động lực cho sinh viên học tập và đạt được nhiều thành tựu. Và đó cũng là cơ sở để cải tiến thêm 2 nhân tố Cơ sở vật chất và Phương pháp giảng dạy của giảng viên, dù chưa có sự ảnh hưởng tại nghiên cứu, nhưng nó vẫn là một trong những nhân tố được xác định là có tác động tới KQHT của sinh viên./.

Tài liệu tham khảo

1. Cole, M. S., Feild, H. S., and Harris, S. G. (2004), Student Learning Motivation and Psychological Hardiness: Interactive Effects on Students’ Reactions to a Management Class, Academy of Management Learning & Education, 3(1), 64–85, https://doi.org/10.5465/amle.2004.12436819.

2. Đinh Thị Hóa, Hoàng Thị Ngọc Điệp, Lê Thị Kim Tuyên (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên khoa Kinh tế trường Đại học Đồng Nai, Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai, số 11.

3. Phan Thị Hồng Thảo, Nguyễn Huyền Trang, Nguyễn Thu Hà (2020), Các nhân tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Ngân hàng- Phân viện Bắc Ninh, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng, 219.

4. Nguyễn Thị Nga (2013), Nghiên cứu một đồ án dạy học các hàm số tuần hoàn bằng mô hình hóa trong môi trường hình học động (Phần 1), Tạp chí Khoa học, 45, 5–14.

5. An, N. T. T., Thành, N. V., Oanh, Đ. T. K., Thứ, N. T. N. (2016), Những nhân tố ảnh hưởng KQHT của sinh viên năm I-II Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Can Tho University Journal of Science, 46, https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2016.560

6. Đỗ Hữu Tài, Lâm Thành Hiển, N. T. L. (2016), Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên- ví dụ thực tiễn tại Trường Đại học Lạc Hồng, Tạp chí Khoa học Lạc Hồng, 5, 1–6.

7. Võ Thị Tâm (2010), Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Lê Đình Hải (2016), Ứng dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên của khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Lâm nghiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 2/2016, 142-152.

Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Lương Bảo Ngọc, Trần Xuân Duy

Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 02, tháng 01/2024)

Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/mot-so-nhan-to-anh-huong-den-ket-qua-hoc-tap-cua-sinh-vien-khoa-cac-khoa-hoc-lien-nganh-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-a302039.html