Ai nói & Tại sao lại nói như thế của Văn Giá

Khi đọc tựa đề tập truyện ngắn Ai nói & Tại sao lại nói như thế của tác giả Văn Giá, sẽ có người 'soi' ngay. Tựa không giống truyện ngắn lắm.

Ai nói & Tại sao lại nói như thế của Văn Giá - Ảnh 1.

Nhà văn Văn Giá - Ảnh: FBNV

Nhưng người hiểu

Tập truyện Ai nói & Tại sao lại nói như thế do Nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành - Ảnh: ĐẬU DUNG

Truyện của ông có những cái kết thật bất ngờ, gây cảm xúc mạnh. 

Như đọc Diễn ngôn, ai mà ngờ hình ảnh cô bé 13 tuổi tóc bê bết nước đang nằm sóng soài trên tấm chiếu có thể tạo nên một cú twist đầy ám ảnh như thế.

Tập truyện cho thấy nỗ lực của Văn Giá khi lồng vào đó những thể nghiệm (có khi rất nhỏ) về nghệ thuật tự sự, về trộn giọng giữa người kể chuyện với nhân vật, nhịp điệu trần thuật, về không khí truyện, về phi trung tâm hóa nhân vật/đa điểm nhìn...

Nhà văn sử dụng ngôn ngữ hiện đại, đậm chất đời sống, có khi suồng sã, thậm chí "xì tin" gần gũi giới trẻ ngày nay.

Ông cũng khước từ cách kể chuyện thông minh, chặt chẽ và đóng khung của truyện ngắn, để mạch truyện chảy đi tự nhiên, theo cảm xúc để rồi gút lại những nút thắt đầy suy tư.

Làm u, Mưa ở Bình Dương, Phật Chỉ, Chăm người bệnh, Diễn ngôn là những truyện ngắn hay trong tập. Ở các truyện Ba chuyện tầm phơ, Ăn sáng café, Một ngày "Lão Hạc"..., Văn Giá "giải thiêng" thể loại, vừa có văn vừa có cả báo.

Như ông từng trình diện mình trước đó, những điều này phù hợp với tính cách ưa ngẫu hứng của ông. Có khi gần với thơ, tiểu luận, thậm chí mang tính tiểu thuyết. Nó cũng cho phép nhà văn trải nghĩ trải lòng trước người khác dễ dàng hơn...

Rồi bao hiện thực nghiệt ngã lẫn mơ hồ thao thiết về đời sống này, cứ thế bật ra một cách chân thực, có lúc trần trụi trong văn chương của Văn Giá.

Ai nói? Tại sao lại nói như thế? Có rất nhiều tiếng nói trong một tập truyện ngắn chỉ hơn 200 trang.

Ai nói & Tại sao lại nói như thế của Văn Giá - Ảnh 2.Những hạn chế của thương nhân Việt dưới góc nhìn của Lương Văn Can

Không kiên tâm, không nghị lực, không thương học, kém đường giao thiệp, không biết tiết kiệm... là một số hạn chế mà thương nhân Việt cần nhìn nhận qua góc nhìn của Lương Văn Can trong tác phẩm Thương học phương châm.

Link nội dung: https://kinhtevadulich.vn/ai-noi-tai-sao-lai-noi-nhu-the-cua-van-gia-a301912.html